Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: ... Công ty kế toán Thiên Ưng là DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Trình tự và phương pháp kế toán thuế GTGT và thuế TNDN:
3.1, Quy định chung
Hạch toán thuế GTGT và thuế TNDN cần tôn trọng một số quy định sau:
- Doanh nghiệp chủ động tính và xây dựng số thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước theo luật định và phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp. Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời.
kế toán hà nội phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phi, lệ phí phải nộp và đã nộp.
- Những doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải đổi ra VNĐ theo tỉ giá quy định hiện hành để ghi sổ kế toán.
• Đối với thuế GTGT:
- Doanh nghiệp phải lập và gửi cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra theo quy định.
- Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn hàng hãa, dịch vụ mua vào, bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản… lập bảng kê, hóa đơn,chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào để tính ra số thuế GTGT đầu vào.
3.2, Tài khoản sử dụng
khóa học kế toán thực hành Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN sử dụng tài khoản 333 – thuế và các khoản phải nộp nhà nước để hạch toán. Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ kế toán.
Kết cấu tài khoản 333
Bên nợ:
- Phản ánh số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào ngân sách nhà nước
- Số thuế đã giảm trừ vào số thuế phải nộp.
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nuớc
Số dư bên có:
- Số thuế còn phải nộp vào ngân sách nhà nước
Số dư bên nợ ( trường hợp đặc biệt )
Số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp hoặc số thuế được miễn giảm, thoái thu.
* Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2:
- TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế
địa chỉ học kế toán
GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
TK 3331 có 2 TK cấp 3:
+ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3335 – Thu trên vốn: phản ánh số tiền thu sử dụng vốn Ngân sách nhà nước phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3336 – Thuế tài nguyên: phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3337 – Thuế nhà đất: phản ánh số thuế nhà đất phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.
- TK 3338 – Các loại thuế khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên như: thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất… TK này được mở chi tiết cho từng loại thuế.
- TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các TK từ 3331 đến 3338. TK này cũng phản ánh các khoản nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp ( nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá