Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho bé yêu ngừa bệnh tật và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Trẻ sơ sinh có miễn dịch tốt đối với nhiều loại bệnh vì trẻ nhận được kháng thể từ mẹ, tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này chỉ tồn tại từ 1 tháng đến 1 năm. Ngoài ra trẻ không có được miễn dịch của người mẹ đối với một số bệnh như ho gà. Do đó, nếu trẻ không được tiêm vacxin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể của bé có thể không đủ khoẻ để chống lại bệnh tật.
Lịch tiêm chủng dưới đây sẽ giúp các bố mẹ ghi nhớ các mũi tiêm quan trọng trong những năm đầu đời của con:
1. Lịch tiêm phòng vacxin cho bé


- Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh):

+ Lao : tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái

+ Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.

- Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi: 6 in 1 hoặc 5 trong 1 (6 in 1 có thêm ngừa bại liệt); tiêu chảy Rota.

- Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4.- Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 2 (hoặc 6 in 1 lần 2). 1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.

- Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi: cúm ( Tiêm lần đầu tiên: trẻ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm).

- Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella (cái này có vacxin phối hợp 3 in 1 nhé nên chỉ tiêm 1 mũi thôi), mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.

- Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:

+ Thủy đậu: Với vacxin Okavav của Pháp thì tiêm 1 mũi. Với vacxin Varilrix của Bỉ thì từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi, trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6 -8 tuần.

+ Viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 sau 1 năm và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.

+ Viêm gan A: Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng nếu là vacxin Pháp, hoặc cách 1 năm nếu là vacxin Thụy Sỹ.

- Tiêm phòng cho trẻ 24 tháng tuổi:

+ Viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần

+ Phế cầu khuẩn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần

+ Thương hàn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần

- Trên 9 tuổi:

+ Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

- Sau khi tiêm nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, các mẹ không nên lo.

2. Một vài chú ý sau khi tiêm vacxin cho con

– Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng cũng không có ảnh hưởng khi tiêm, nhưng tốt nhất phải báo và hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi tiêm.

– Sau năm đầu nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Lựa chọn các bệnh viện uy tín để đưa trẻ đến tiêm chủng, tiêm chủng mở rộng.

Để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho bé yêu thì tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất. Việc nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ giúp các mẹ biết được lịch trình cũng như ghi nhớ các mũi tiêm quan trọng trong những năm đầu đời của con.

Nhiều cha mẹ có con nhỏ thường chung mối quan tâm không biết nên cho bé tiêm pentaxim ở đâu để đảm bảo an toàn cho con nhỏ. Hiện nay, tại Hà Nội có khá nhiều điểm tiêm chủng có cung cấp vắc xin pentaxim, bao gồm các bệnh viện công, bệnh viện tư, các trung tâm tiêm chủng của nhà nước và một số cơ sở y tế dự phòng tư nhân được cấp phép hoạt động. Trong số đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những điểm tiêm pentaxim an toàn và hiệu quả nhất.