1. Nhấp ấm tử sa trà thơm, tản mạn bộ ấm trà cổ thấy mang mang cùng những cái thú chơi mấy cái ấm cũ của các cụ ta xưa
  • Thế nên một ngày hòai cố nhân, ngồi gõ mõ với mấy bộ “Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”. Ngày trời tháng Bụt, gặp lúc trái nắng trở trời với gió nồm, gió hanh, để rồi tự hứa sẽ cất bút thưởng trà làm thơ trăng gió. Nay, nhẩn nha nhìn chiếc ấm Bát Tràng với những hoa văn của văn hóa dân tộc chợt láo ngáo đụng tới trà kinh, trà đạo thì cứ như con kiến bò quanh miệng ấm tử sa, hoặc giả như con kiến mày đậu cành đào, leo phải cành cộc lèo vào leo ra, thế nên chả dại. Thế rồi, lại nhẩn nha với Trà Kinh của Lục Vũ như lạc lõng vào rừng trà bao la bát ngát, thoai thoải bên sườn đồi mà hương trà bay quanh như một sự thể nghệ thuật lạ dường ấy.

  • Xưa nay, văn nhân luôn coi nghệ thuật trà, thưởng trà hay trà cụ như một nghệ thuật để tôn sùng, để trinh phục. Chẳng thế mà, với những người này, trà cũng có năm, có tuổi, có tướng mạo, có kim, mộc, thủy, hỏa thổ, có mầu sắc, có hương vị và khí phách khác nhau. Lại chẳng thỏa mái cho mấy với Trà Đạo của Okakura Kakuro, rồi với vài nghi lễ như trói buộc, cũng như bỏ một nhúm trà vào ấm gọi là ngọc diệp hồi cung, tráng trà là cao sơn trường thủy, pha trà là hạ sơn nhập thủy, nhấc ấm tử sa trà lên bằng ba ngón tay là tam long giá ngọc, đưa trà lên mũi hít hà thì cũng nên đưa từ phải qua trái, để được tôn vinh là chu du sông núi, đáy ấm tử sa mùa đi nhịp tháng ngày xuân thu nhị dịp.
  • Chợt nghĩ, chỉ một ấm tử sa trà bé bằng cái hột mít không thôi, các cụ ta xưa đã tốn nhiều giấy mực như cụ Nguyễn Trãi với “Tảo tuyết chỉ trà, hiên trúc hạ”, cụ thưởng trà nào có khác một thiền sư: “Thắp hương trước án bên mai lũy – Quét tuyết đun trà trước trúc hiên” hay trong “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ thì “Trà tiên, rượu thánh”, hoặc giả trong “Hương Trà” của Đỗ Trọng Huề với trà ướp như trà sen, trà cúc.
  • Với Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho đám hậu sinh với “Trà tầu, tửu quán” để sau này có…quán rượu. Lậm bàn thêm một chút nữa thì trong “Những chiếc ấm đất” của cụ Nguyễn Tuân, lão ăn mày nhấp một ngụm trà thấy có mùi vỏ trấu ở trong bã trà cũng khí hơi bị lọng cọng. Hoặc giả lão phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại vì cái thú uống trà thì cũng có hơi quá đáng chăng. Vì thế cho nên tạp ghi này chỉ bóp méo vo tròn, như gà què ăn quẩn cối xay với cụ Lê Qúy Đôn qua tập “Vân Đài Lọai Ngữ” cùng nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh vậy thôi.

2. Trước đèn đọc sách thấy thưởng trà chẳng ngon sơi, nào quạt than, đun nước, pha trà
  • Bôi đây là ấm tử sa, ấm tử sa đây là ấm tử sa quân, ấm tử sa tống. Bình không thể là bình thiếc mà là ấm Nghi Hưng. Còn “ngũ quần anh” chẳng thể thiếu vắng độc ẩm, song ẩm với ngưu ẩm này kia. Đã chìm đắm với gợn sóng trong ấm tử sa trà, lại liên tưởng đến chè mạn và có người đã căc cớ hỏi cớ sự gì lại gọi là “chè” để gây ra một cuộc bút chiến dài mệt nghỉ, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Hay lá gì bỏ vào nồi nấu được gọi là chè, như chè xanh, chè vối, chè tươi. Nhưng chung cuộc thì giản dị và cũng dễ hiểu thôi, là người miền Trung kêu trà là…chè, rắc rối mô tê chi cho mệt.
  • Theo An Nam Chí Lược của sử gia Lê Tắc có ghi “Vào tháng 5 năm thứ 8 niên hiệu Khai Bảo, Định Liễn có tiến cống nhà Tống sừng tê giác, ngà voi và trà…lưỡi chim”. Lần mò sách Địa Dư Chí Lược của cụ Nguyễn Trãi, ấy là trà Tước Thiệt, còn gọi là trà móc câu hay trà mi thuộc Châu Ô, Châu Lý. Cũng theo sử thi, trà Việt phát triển vào đời vua Lý Nhân Tông với Viên Chiếu Thiền Sư, sau này cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Khuyến đã đẩy đưa phong thái uống trà lên cao như một thú tiêu dao phóng đãng. Và cực thịnh vào thời vua Tự Đức cùng câu thơ thi xà con thuyền Nghệ An, vì rằng ấm trà phải đặt tự bên Tầu và được phong tước hầu như…người vậy.
  • Khởi đầu từ chúa Trịnh Sâm, người được coi là trà sư của nghệ thuật uống trà, tự nhận mình là “trà nô”, với ấm tử sa bạch định hay bạch trản ký hiệu “Nội Phủ”. Sau đó, cụ Nguyễn Du mang về cho vua Gia Long bộ ấm “Giáp Tý 1804”, riêng cụ có bộ Mai Hạc với hai câu thơ “Nghêu ngao vui thú yên hà, mai là bạn cũ hạc là người quen”. Tiếp đến vua Minh Mạng có bộ “Chữ Nhất”, vua Thiệu Trị với bộ “Mãn Hoa Tùng Đình” và vua Tự Đức cùng bộ “Ngọan Hảo”. Từ các bộ ấm của các quan, sau rơi rớt lại trong dân gian qua cụ Tú, cụ Cử, cụ Nghè…
  • Các cụ xem bộ ấm trà như vật gia bảo để đi vào giai thoại: Như cụ cử Lưu làng Nguyệt Ánh, tỉnh Hà Đông, cụ có bộ ấm trà “Bạch định” để không thì trắng cả trong lẫn ngoài, nhưng nếu rót trà vào ấm thì hiện lên một bức họa “Thanh sơn bạch vân” thêm bốn câu thơ nhỏ li ty, mỗi câu ở mỗi ấm tử sa. Để thưởng ngoạn bộ ấm tử sa nghi hưng trà văn kỳ thanh, bất tướng kỳ hình có cái tên “Kim tiên kỳ ngoạn” còn được gọi là bộ “Long linh” từ đời Minh Vĩnh Lạc, khi soi dưới ánh sáng mặt trời thấy “lưỡng long tranh châu”, nét như sợi chỉ và phủ ngoài một lớp men nên nhìn sơ qua chỉ thấy mầu trắng không. Khi nào rót trà, nhìn vào lòng ấm tử sa, sẽ thấy hai con rồng cử động và ngo ngoe như thật.

View more random threads: