Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao tiềm ẩn nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Khi bị sốt xuất huyết, trên cơ thể trẻ thường xuất hiện các đốm đỏ dưới da từ 3 ngày đến 8 ngày, kèm theo các biểu hiện đau bụng, đau họng… Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc bệnh sốt xuất huyết có lây không?
1, Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ


Dấu hiệu nổi bật nhất ở trẻ em khi bị bệnh sốt xuất huyết đó là trẻ bị tình trạng đau họng và đau bụng. Tình trạng hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ ba cho tới ngày thứ 8 và thường kèm theo tình trạng xuất huyết nhẹ. Đó là những chấm đỏ xuất huyết dưới da và trẻ thường hay chảy máu mũi.

Sau khi trẻ hạ sốt thường xuất hiện những ban dạng dát sẩn da gồm nhiều hình thái khác nhau, tình trạng này có thể gây ngứa cho trẻ, đầu tiên là ở thân mình, sau đó chúng sẽ có dấu hiệu lan rộng theo hướng ly tâm đến các bộ phận như chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ. Đặc biệt, một số trường hợp bệnh có nguy cơ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và gây sốc. sốt xuất huyết Dengue
Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh sốt xuất huyết xảy ra với trẻ, các bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhằm kịp thời khám và chữa trị sớm nhất.
2, Sốt xuất huyết có lây không, lây qua đường nào?
Câu trả lời là có nhưng theo hình thức từ vật thể (muỗi anophen) sang người, đặc biệt xuất hiện nhiều trong thời điểm tiết trời ẩm thấp, mưa nhiều.


ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.
Loại muỗi Aedes (muỗi vằn) sau khi đốt người bệnh nhiễm vi rút, chúng sẽ lập tức truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh với trẻ bị sốt xuất huyết chắc chắn là không làm lây bệnh. Bởi lẽ, thủ phạm lây truyền và tạo thành dịch bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em chính là loại muỗi Aedes. phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
3, Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Trẻ thường khởi phát bệnh với tình trạng sốt cao đột ngột, trước đó trẻ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và thời gian sốt của trẻ thường kéo dài từ 2 ngày đến 7 ngày.
Tình trạng sốt của trẻ còn kèm theo những biểu hiện sau đây: da xung huyết, đỏ phừng mặt, đau khớp, đau nhức cơ và trẻ hay đau đầu.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ còn có tình trạng đau họng, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt hay buồn nôn.


Hơn thế nữa, ở những trẻ sơ sinh có thể kèm theo triệu chứng sổ mũi, ho, tiêu chảy… Các bậc phụ huynh cần lưu ý vào thời điểm này, những triệu chứng bệnh ở trẻ thường không đặc hiệu và chúng ta không thể phân biệt với những loại vi rút khác.
Sau đó trẻ sẽ có những biểu hiện xuất huyết như các chấm xuất huyết trên làn da của trẻ và những chấm xuất huyết này thường xuất hiện ở cánh tay, cánh chân, nách, ngực, thắt lưng, trẻ xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, khi trẻ đi phân thường kèm theo máu, chảy máu răng, gan to ra sau vài ngày.
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của tình trạng bệnh sốt xuất huyết, trẻ bắt đầu hạ sốt xuống đạt 38 độ C hoặc thấp hơn thế nữa, Ở một số trẻ còn xuất hiện những dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đó là tình trạng trẻ mệt mỏi, yếu ớt, đau bụng, gan to, ói nhiều, xuất huyết niêm mạc thậm chí trẻ còn có thể bị sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay của trẻ trở nên lạnh, huyết áp kẹp không đo được, mạch nhanh nhẹ… Tốt hơn hết, vào lúc này, các bậc cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để sớm điều trị kịp thời cũng như tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.

4, Làm thế nào để ngừa sốt xuất huyết cho trẻ
Vệ sinh môi trường sống
Vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, tỉa cây ngoài ban công… là việc đầu tiên cần làm, nhằm phá tan nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi từ trong trứng nước. Ngoài ra, các dụng cụ chứa khi không dùng đến phải lau khô, lật úp, tránh để tồn đọng. Các nắp cống hoặc đường ống cần bọc lưới, chặn lăng quăng hóa muỗi vào nhà. Trong phòng, đồ đạc nên sắp xếp gọn gàng, không chồng chất quần áo lên nhau. Buổi sáng, bạn cần mở toang các cửa sổ để phơi nắng căn phòng và thoát hơi ẩm.
Trồng cây đuổi muỗi


Muỗi không thích mùi sả, bạc hà, cúc vạn thọ, quýt, đinh hương, oải hương... Vì vậy, mẹ nên trồng các loại cây này trong vườn hoặc ngoài ban công.
Mẹ cũng có thể phơi khô các hương liệu trên, sau đó bỏ túi thơm đặt tại các góc nhà.