Tự bảo vệ được hiểu là hành vi phản ứng của chủ thể theo khả năng của bản thân chống lại hành vi của người khác có tác dụng hoặc có nguy cơ xâm hại các lợi ích của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tự bảo vệ có nghĩa là tự mình tổ chức, thực hiện các biện pháp đối phó với hành vi xâm hại mà không dựa vào công lực. Ở góc độ học thuyết pháp lý, tự bảo vệ được gọi là “self-help” và được định nghĩa là một nỗ lực nhằm chấn chỉnh một điều sai trái được nhận biết bằng hành động tự thân chứ không thông qua quy trình pháp lý bình thường. Quyền tự bảo vệ trong bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan là quyền của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan áp dụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền của mình., trong đó có biện pháp công nghệ.
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ quy định : “ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, một trong những biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng là “ áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Cụ thể, Điều 43 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định “ việc áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật ". Ví dụ : Khi một bộ phim được chiếu, phần đầu phim hoặc phần cuối cùng thường xuất hiện các phần phụ lục ghi tên nhà sản xuất, đạo diễn , các diễn viên và những người đóng góp khác cho bộ phim. Đó là việc đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định bộ phim đó của ai .

Xem thêm: bảo hộ thương hiệu tại hà nội
Sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, dùng tài năng của mình để truyền tải những tinh hoa đó đến với công chúng không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phá triển kinh tế - khoa học. Pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo đảm quyền lợi cho những chủ thể trên. Quyền tự bảo vệ nói chung và quyền tự bảo vệ bằng biện pháp công nghệ là một trong những quyền cơ bản trong quyền tác giả và quyền liên quan.

View more random threads: