Bệnh thoái hóa khớp gối là vấn đề đang gây ra rất nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì và có cách điều trị nào? Cùng tham khảo bài chia sẻ sau.
1/ Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là: Hiện tượng bào mòn, bong nứt tửng mảng sụn và xơ hóa xương dưới sụn tại đầu gối. Ban đầu khi sụn khớp còn khỏe, trơn láng, xương dưới sụn còn giữ nguyên cấu trúc, bền chắc và dẻo dai, chúng ta hoạt động sinh hoạt rất dễ dàng. Nhưng khi khớp gối đã bị thoái hóa, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn trên từng bước chân, kèm theo hiện tượng viêm khớp, nhức nhối.


Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến nhất, chiếm đa số trong các ca bệnh xương khớp tại bệnh viện hiện nay. Khoảng 90% bệnh nhân thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong đi lại, 20% trong số đó không có khả năng sinh hoạt bình thường. Bệnh không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và có nguy cơ dẫn đến tàn phế suốt đời.

Cơ chế phát bệnh thoái hóa khớp gối: Khớp đầu gối là khu vực chịu áp lực từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, là đòn bẩy giúp thực hiện các động tác đi lại, chạy nhảy, bê vác… Qua thời gian, lớp sụn khớp cọ xát nhiều dẫn đến bào mòn, vụn vỡ và thoái hóa dần. Dịch khớp tràn ra khiến đầu gối sưng húp và tấy đỏ. Nếu không được xử lý giúp hồi phục kịp thời, lớp sụn khớp đầu gối sẽ gần như biến mất hoàn toàn. Hai đầu xương dưới sụn bắt đầu chạm vào nhau, tạo thành tiếng lạo xạo, lục khục mỗi khi chúng ta di chuyển.

2/ Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối
Nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối không quá khỏ. Về cơ bản thoái hóa khớp gối có những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức đầu gối
  • Viêm sưng tấy đầu gối
  • Đi lại khó khăn
  • Biến dạng và teo cơ.



3/ Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối
Ngày nay, số người mắc chứng thoái hóa khớp gối đang ngày càng gia tăng. Có thể điểm qua 1 số nguyên nhân sau:

  • Do tuổi tác
  • Do chấn thương
  • Do béo phì
  • Thương tổn sụn chêm
  • Thấp khớp
  • Hoại tử xương
  • Do bẩm sinh xương vẹo dễ gây thoái hóa



4/ Những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà
❖ Bổ sung dinh dưỡng và tập luyện
  • Về dinh dưỡng: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần tăng cường bổ sung canxi, axit béo Omega3, Glucsamin, Chodroitin, các loại vitamin C D E K…. Một số thực phẩm bệnh nhân cần tránh như: ngô (bắp), đồ ăn dầu mỡ, chiên xào và các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…
  • Về chế độ tập luyện: Bệnh nhân thoái hóa khớp nên tích cực tập đi bộ khoảng 2 tiếng mỗi ngày, có thể chia nhỏ 30 phút mỗi lần. Bệnh nhân lưu ý nên đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh các cử động mạnh gây tổn thương sụn khớp gối.

❖ Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ chữa các bệnh về thoái hóa xương khớp rất hiệu quả. Liệu trình bao gồm: massage, xoa bóp bấm huyệt, kéo dãn, nắn chỉnh…. Liệu pháp này sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng, có hiện tượng biến dạng chân và đầu gối.


❖ Lá ngải cứu:
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng lá ngải cứu để điều trị thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin đều là những chất tốt cho xương khớp.

Cách dùng 1: Ngải cứu sao lên cho nóng, cũng bọc khăn xô và chườm lên khớp gối đang sưng tấy. Nếu hết nóng, ta cho ngải cửu lên chảo sao lại lần nữa. Cứ như vậy cho đến khi ngải cứu hết tinh dầu thì bỏ đi và dùng đợt ngải cứu khác.

Kinh nghiệm là thêm vài hạt muối để giữ nhiệt lâu hơn.

Cách dùng 2: Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Trộn 2 thìa mật ong trộn nhuyễn. Lọc lấy nước và uống. Uống hàng ngày sẽ đạt hiệu quả chữa thoái hóa khớp gối cực tốt.

Ngải cứu là bài thuốc dân gian rất hữu hiệu. Chăm chỉ dùng ngải cứu hàng ngày bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

❖ Củ gừng
Cách 1: Gừng dã nát ngâm với chút rượu, bọc khăn xô và áp sát vào khu vực khớp gối.

Cách 2: Cho đun nóng gừng cùng muối. Sử dụng mảnh khăn thấm hỗn hợp gừng nóng và mật ong chấm lên vùng bị đau nhiều lần.

Nếu kiên trì, gừng có tác dụng giảm đau do thoái hóa khớp gối rất tốt.

❖ Cây đinh lăng, cây đau xương, nghệ tươi, lá lốt
Để chữa bệnh thoái hóa khớp gối, từ xa xưa ông cha ta đã có rất nhiều cách. Từ những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, trong cuộc sống cũng được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp gối.

  • Rễ đinh lăng làm sạch, cắt khúc, dùng 20g sắc uống mỗi ngày
  • Cây đau xương làm sạch, sao vàng, hạ thổ, dùng 20g sắc nước uống mỗi ngày
  • Lá lốt tươi dùng 30g cùng với 30g cỏ xước, 30g rễ bưởi bung, 30g rễ vòi voi. Sắc với 3 bát nước lạnh, đến khi còn 1 bát, chia ra uống 3 lần trong ngày.
  • Nghệ vàng: bạn có thể dùng tinh bột nghệ, đun sôi 10 phút sau đó để nguội bớt và uống.


Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối sử dụng thuốc Nam hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả, mang lại nhiều kết quả bất ngờ. Sử dụng các bài thuốc này bạn cần kiên trì uống đều đặn mỗi ngày.

Xem thêm: https://vuongkhopan.com/benh-thoai-hoa-khop-goi