Nhiễm bệnh giang mai có ngứa không cũng là một vấn đề được không ít người quan tâm. Đây là một dạng nhiễm trùng phổ biến nên nhiều người nghĩ bệnh sẽ gây ngứa, nhưng liệu có phải như vậy? Sau đây, mời bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sang giang mai cùng với các chuyên gia trung tâm y tế đa khoa thế giới.



Các chuyên gia của bệnh viện đa khoa thế giới cho biết: Bệnh giang mai phổ biến lây lan qua các con đường chính đó là: đường tình dục, dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh giang mai, những đối tượng có quan hệ đồng tính luyến ái.

Bệnh giang mai thường biểu hiện qua các giai đoạn khác nhau, xoan khuan giang mai mỗi giai đoạn lại xuất hiện những triệu chứng riêng biệt. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn quan trọng để nhận biết bệnh giang mai, thời gian ủ bệnh thường là từ 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh (trung bình là 21 ngày) thì bệnh nhân bắt đầu thấy xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên đó là những tổn thương da ở vị trí tiếp xúc như môi lớn, môi bé, bao quy đầu, âm đạo, dương vật hoặc trực tràng. Những dấu hiệu tổn thương da đó là: vết loét (hay còn gọi là săng) có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, đường kính từ 0,3 đến 3cm, vết loét này không ngứa cũng không đau. Một số bệnh nhân còn bị nổi hạch ở bẹn nhưng cũng không đau hay ngứa. Đối với người quan hệ tình dục bằng miệng, vết loét có thể xuất hiện trong khoang miệng. Sau 4-8 tuần, những vết loét này tự lành lại và biến mất (tuy nhiên, không có nghĩa là bệnh đã khỏi, nếu không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2).

Giai đoạn 2: Giai đoạn này xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này:

- Bệnh nhân sẽ thấy nổi mẩn trên tay hoặc chân, những vết nổi mẩn này không ngứa, không đau, cũng không có màu sắc rõ rệt, chỉ là những đốm nâu mờ. Việc nổi mẩn cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác.

- Triệu chứng cuối cùng trong giai đoạn này đó là bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt, đau đầu và có kèm theo cảm cúm.

Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 (giai đoạn 3 hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn): Ở giai đoạn 3, bệnh nhân thường không thấy các dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn này, trừ khi bạn đến bệnh viện thăm khám và làm xét nghiệm máu. Giai đoạn này lại chia thành 2 giai đoạn nhỏ: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 và thời gian tiềm ẩn kéo dài trên 1 năm sau giai đoạn 2. Nếu trong giai đoạn này bệnh nhân không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 4- giai đoạn nặng nhất với các triệu chứng cụ thể như sau:

- Bênh nhân sẽ thấy các ảnh hưởng của bệnh giang mai đến xương khớp, tim mạch, não, mắt. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cử động và đi lại, thậm chí nhiều trường hợp còn bị tê liệt, bại liệt và mù vĩnh viễn.

Các biện pháp phòng tránh:

- Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh

- Chung thủy 1 vợ - 1 chồng

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ

- Đối với những phụ nữ mang thai nhưng mắc phải bệnh lý này thì cần phải đặc biệt chú ý vì bệnh rất dễ lây truyền sang cho con và sau khi sinh khả năng cao đứa trẻ sẽ bị bệnh giang mai ở mắt, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù bẩm sinh.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn: Khi thấy thân thể có những triệu chứng bất thường hãy đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh những hệ lụy nguy hiểm do bệnh gây ra. Đồng thời hãy xây dựng cho mình thói quen khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh những căn bệnh khác.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sĩ bệnh viện đa khoa thế giới về câu hỏi bệnh giang mai có ngứa không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay theo đường dây nóng 028 39 233 666 hoặc zalo 0941 657 926 để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Vấn đề có thể bạn quan tâm: bệnh giang mai có tái phát không?