Táo là cây trồng cho thu nhập khá và có thị trường tiêu thị ổn định. Từ năm 2005 trở lại đây, diện tích trồng táo ở tỉnh ta có xu hướng mở rộng, đến nay, toàn tỉnh có gần 1.000 ha. Song trồng táo cũng gặp nhiều rủi ro do tình hình sâu bệnh gây hại.



Là vùng trồng táo trọng điểm của tỉnh, huyện Ninh Phước hiện có trên 700 ha cây táo, trong đó hiện có gần 20% diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch. Theo phản ánh của người trồng táo ở địa phương, một số ít diện tích táo đã xuất hiện hiện tượng ruồi đục quả. Nhưng nhờ chủ động phòng bệnh nên đến thời điểm hiện tại, không gây hại nghiêm trọng đến năng suất. Anh Huỳnh Ngọc Luận, ở thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn cho hay, gia đình có 1,2 sào táo đang thời kỳ thu hoạch.

Vì trái vụ nên táo bán cũng được giá hơn nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt khi táo đang chín sợ nhất ruồi đục quả làm cho trái bị thối rụng. Để phòng trừ dịch bệnh mùa này, phải thu hoạch sớm hơn và thường xuyên dọn cành, lá, làm sạch giàn, đặt bả Enter-pro diệt ruồi đục quả và phun thuốc hóa học theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Tag: ky thuat nuoi tom the

Tuy nhiên, để chủ động phòng trừ bệnh hại trên cây táo, nhất là ruồi đục quả, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát, giúp nông dân phòng trừ dịch bệnh. Ông Nguyễn Lê, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ruồi đục quả là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây táo trong thời kỳ cho quả và đang thu hoạch. Ruồi đục quả gây hại quanh năm, nhất là mùa mưa và trái vụ.

Hiện nay, khoảng 80% diện tích trồng táo của nông dân đang giai đoạn cắt cành và trái non, một số khác là những giàn táo muộn, đang được thu hoạch. Do diện tích phá hoại bị thu hẹp, mật độ ruồi vàng tập trung ở những vườn táo trái đang chín, nếu không chủ động phòng trừ đúng kỹ thuật thì sản lượng táo có thể giảm từ 20-30%. Không chỉ tập trung giám sát sâu bệnh ở Ninh Phước, Chi cục còn chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố là vùng trọng điểm trồng táo phải chủ động nắm bắt thông tin và báo cáo kịp thời về Chi cục để có hướng hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân. Tag: ky thuat nuoi tom su

Đồng thời, để hạn chế tác hại của ruồi đục quả, ngành cũng khuyến cáo bà con nên thu hoạch trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo quá lâu trên cây; thu gom những trái hư, trái đã rụng; thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh để vườn luôn sạch sẽ, thông thoáng… Hiện nay, biện pháp phòng trừ ruồi đục quả được áp dụng một cách rộng rãi và mang lại hiệu quả cao là dùng bả Enter-pro theo nhiều cách. Bà con có thể phun trực tiếp lên tán cây hoặc đặt bẫy bả diệt ruồi đục quả.

Cũng theo khuyến cáo của ngành, do táo khai thác nhiều lứa trong năm, người trồng táo nên phun Enter-pro định kỳ 5-7 ngày một lần, bắt đầu từ khi cây táo có hoa. Bả Enter-pro là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học nên không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo để có được những vụ táo bội thu. Tag: thuy san

Nguồn: 2lua.vn/article/chu-dong-phong-tru-ruoi-duc-qua-tren-cay-tao-trai-vu-9362.html