Một mặt ông Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng lên báo khuyên mọi người cần đồng lòng để giúp bóng đá Việt Nam vượt qua khó khăn, mặt khác lại có thông tin ông Chóng sẽ bỏ bóng đá về lại đơn vị chủ quản. Thế thì khác nào VPF vừa hô xung phong đã chủ động… buông “vũ khí”.
>> Quân bầu Đức lên tuyển với nỗi buồn V-League
>> V-League nhạt nhòa cuộc đua vô địch và sự thờ ơ của người hâm mộ
Mất kiểm soát các ban chuyên môn

Không chỉ có Tổng giám đốc (TGĐ) VPF Cao Văn Chóng có thể rút lui sau năm nay, để về lại đơn vị chủ quản Becamex, mà chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VPF Võ Quốc Thắng cũng có thể rút lui khỏi cương vị hiện tại.

Có nghĩa là trên danh nghĩa, VPF kêu gọi nhiều giới đồng lòng vì bóng đá Việt Nam, nhưng trên thực tế, chính những người lãnh đạo tổ chức này lại muốn rút lui đầu tiên, là những nhân vật đầu tiên cảm thấy sự bất lực.

Thực ra thì đây cũng chẳng phải là điều lạ, vì VPF hiện tại so với khi mới thành lập cách nay vài năm đã khác rất xa về hiệu quả hoạt động.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng sự ra đời của VPF trong việc điều hành giải V-League là hợp thời và tất yếu, bởi hầu hết các giải vô địch quốc gia của các nước phát triển bóng đá đều do các công ty độc lập với Liên đoàn bóng đá quốc điều hành.

Một mặt TGĐ VPF Cao Văn Chóng (bìa trái) lên báo khuyên mọi người đồng lòng vì bóng đá Việt Nam, mặt khác lại có thông tin cho rằng ông Chóng sẽ rút khỏi VPF sau năm nay để về lại chốn cũ. Thế thì khác nào người vừa hô xung phong lại chủ động bỏ chiến hào đầu tiên (ảnh: Trọng Vũ)
Một mặt TGĐ VPF Cao Văn Chóng (bìa trái) lên báo khuyên mọi người đồng lòng vì bóng đá Việt Nam, mặt khác lại có thông tin cho rằng ông Chóng sẽ rút khỏi VPF sau năm nay để về lại chốn cũ. Thế thì khác nào người vừa hô xung phong lại chủ động bỏ "chiến hào" đầu tiên (ảnh: Trọng Vũ)
Tuy nhiên, càng hoạt động thì VPF càng bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ như VPF dù là nơi trả chế độ cho lực lượng trọng tài, cho trưởng Ban trọng tài và trưởng Ban kỷ luật, nhưng hoạt động cũng như chất lượng của trọng tài, chất lượng của khâu kỷ luật lại là điều mà VPF không điều phối được.

Ví dụ như khâu trọng tài yếu kém, VPF muốn thay đổi nhưng đành chịu vì Ban trọng tài là ban chuyên môn của VFF, trong khi VFF thường “né” trách nhiệm trong việc chấn chỉnh trọng tài: Trường hợp rõ nhất là việc trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi bị phản ứng nhiều năm liền, nhưng lãnh đạo VFF không quyết liệt thay ông Mùi, mà cố tình đá quả bóng trách nhiệm sang… tập thể Ban chấp hành VFF biểu quyết hồi năm ngoái.

Ví dụ như VPF bức xúc về công tác phân công trọng tài, nhất là sau sự cố lịch sử ở sân Thống Nhất tối 19/2, xung quanh vụ đội Long An quay lưng về phía bóng để phản ứng trọng tài Nguyễn Trọng Thư. VPF một lần nữa muốn Ban trọng tài chấn chỉnh, nhưng trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi vẫn cứ khẳng định trọng tài hoàn thành nhiệm vụ, ông Mùi cũng dứt khoát không từ chức dù bị phản ứng dữ dội từ nhiều phía, dù trọng tài yếu kém kéo dài, VPF cũng đành chịu.

Càng ngày càng đi ngược lại xu thế chuyên nghiệp và thông lệ quốc tế

VPF từ chỗ được sinh ra để phản biện, để giải quyết những vấn đề mà VFF không làm được, trong việc chuyên nghiệp hoá hệ thống các giải quốc nội, thì dần dần lại bị can thiệp quá sâu từ phía VFF, bị chi phối quá nhiều từ người của VFF: Ngoài các vị Trưởng Ban kỷ luật và trưởng Ban trọng tài là người của VFF nhưng hưởng thêm chế độ từ VPF, Hội đồng quản trị VPF còn có đến 3/7 vị là người của VFF, đó là phó chủ tịch HĐQT Trần Quốc Tuấn, cùng 2 uỷ viên là ông Phạm Ngọc Viễn và bà Thu Trang.

View more random threads: