Với sản lượng hàng năm đạt 1,7 triệu tấn, thị trường thức ăn chăn nuôi Myanmar là mảnh đất màu mỡ cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cả trong lẫn ngoài nước.



Tiềm năng phát triển

Dân số Myanmar hiện ở mức khoảng 54,5 triệu người, trong đó tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình đang tăng nhanh do sức đẩy từ sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế nước này. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi Myanmar nói chung.

Báo cáo của Larvive International cho biết, mức tiêu thụ thịt gà, trứng gà trung bình theo đầu người ở Myanmar năm 2015 đạt 6 kg thịt, 40 quả trứng; trong khi đó ở Thái Lan là 20 kg thịt, 160 quả trứng; còn Malaysia là 32 kg thịt và 240 quả trứng. Tag: phòng bệnh trên tôm thẻ

Theo Giáo sư Budi Tangendjaja, Chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Hội đồng Ngũ cốc Mỹ (USGC), sự chênh lệch trong tiêu thụ đầu người các sản phẩm thịt gà, trứng gà ở Myanmar, Thái Lan và Malaysia chứng tỏ rằng, dư địa của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngành chăn nuôi của Myanmar vẫn còn rất lớn. Tag: nuôi tôm biofloc

Vùng nguyên liệu dồi dào

Myanmar có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nước dồi dào phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Hiện, quốc gia này đang chú trọng sản xuất ngô, đậu nành. Ngô giống được sử dụng phổ biến nhất ở quốc gia này là ngô lai, trồng chung với một vài giống ngô bản địa, sản lượng đạt 3 - 4 tấn/ha. Theo Giáo sư Budi, sản lượng ngô hàng năm của Myanmar đạt khoảng 2 triệu tấn; trong đó 800.000 tấn dùng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, phần còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ngô, Myanmar còn có nguồn cung rất dồi dào gạo tấm và cám gạo.

Đối với đậu nành, năng suất của Myanmar không cao như ở nhiều quốc gia cận nhiệt đới khác. Giáo sư Budi cho biết thêm: “Trước đây, một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng đậu nành còn nguyên chất béo, nhưng khi ngành thức ăn chăn nuôi của nước này phát triển thì nguồn cung đậu nành trong nước không đủ đáp ứng. Các nhà máy buộc phải yêu cầu Chính phủ cho phép nhập khẩu khô dầu nành”. Myanmar nhập khẩu 100.000 tấn khô dầu nành trong năm 2014. Ngoài ra, quốc gia này cũng sử dụng khô dầu lạc (đậu phộng), khô dầu vừng (mè) làm đạm thức ăn chăn nuôi. Mặc dù Myanmar đã sử dụng nguyên liệu khác để thay thế nguồn đạm bột cá và đạm đậu tương trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện cung vẫn chưa đủ cầu.

Khốc liệt tranh đua

Nghiên cứu của Larive International cho biết, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Myanmar đạt 1,7 triệu tấn năm 2014. Trong đó, theo dữ liệu của Giáo sư Budi, khoảng ½ sản lượng thức ăn chăn nuôi này được sử dụng trong ngành chăn nuôi gà thịt, khoảng 35% cho gà đẻ, 10% cho nuôi trồng thủy sản và 5% cho nuôi heo. Giáo sư Budi nhận xét: “So với sản lượng 16 triệu tấn/năm của Việt Nam thì ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Myanmar vẫn còn khiêm tốn và cho thấy nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm tới, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Myanmar sẽ có mức tăng trưởng hàng năm 10 - 15%. Thị trường này sẽ đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài và có thể sẽ đi theo con đường phát triển giống như thị trường Việt Nam”. Tag: bệnh trên tôm thẻ

Sản lượng thức ăn chăn nuôi các loại Myanmar năm 2010 - 2025

Theo Giáo sư Budin: “Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam có lúc thật sự sôi động với hơn 200 nhà sản xuất. Tuy nhiên các công ty trong nước không thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài, dẫn đến tình trạng một số phải phá sản, số còn lại bị nước ngoài thâu tóm. Hiện, bức tranh thị trường chăn nuôi Việt Nam đã được khoanh vùng bởi một số công ty lớn. Để tránh xảy ra tình trạng tương tự như Việt Nam, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa Myanmar cần phải đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng thu mua nguyên liệu cũng như kỹ năng marketing, bán hàng và cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho một cuộc đua tranh khốc liệt”.

Xét về công nghệ xay xát, phương pháp canh tác trồng trọt, nhìn chung Myanmar vẫn còn tụt hậu so Thái Lan, Indoneisa, Malaysia, Việt Nam và Philippines. Chẳng hạn, công thức chế biến thức ăn chăn nuôi của nước này vẫn đang được soạn và tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel. Để nâng cao tiêu chuẩn của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Myanmar, USGC đã thường xuyên hỗ trợ các khóa huấn luyện tạo công thức, kiểm soát chất lượng và cải thiện công nghệ sản xuất, theo đó, Giáo sư Budi tin rằng, Myanmar sẽ sớm bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực.

“Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Myanmar cần nâng cấp hệ thống logistics; nhất là các cảng biển, đường sá nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát. Đồng thời, cũng cần phải xem xét lại các khoản chi phí để giảm giá thành nguyên liệu. Hiện, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Myanmar khá cao, hơn 25 - 40% so Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cũng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu”, Giáo sư Budi cho biết.

Nguồn: 2lua.vn/article/nganh-thuc-an-chan-nuoi-myanmar-du-dia-con-rat-lon-59efeed9e49519724f8b456c.html