2018 được nhận định là một năm sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam. Theo công ty địa ốc alibaba chia sẻ, trong năm nay, căn hộ vừa túi tiền sẽ chiếm lĩnh thị trường chung cư, phân khúc đất nền tiếp tục tăng trưởng nóng.


Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 13 quy định về việc bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng mua nhà. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2017.

Khu Đông, khu Tây và khu Nam (Tp.HCM) trở thành tâm điểm của bất động sản cả nước khi giá đất nền vượt đỉnh cơn sốt 2007 vào đầu năm. Những biện pháp ngăn chặn sốt ảo của chính quyền khiến thị trường đất nền Tp.HCM trầm lắng vào giữa năm. Tuy nhiên, cuối năm, phân khúc này tiếp tục leo đỉnh.

Các chủ đầu tư muốn được ngân hàng bảo lãnh thì phải ký quỹ bằng tiền mặt hoặc phải có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh. Với nhiều doanh nghiệp, đây là điều kiện khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Cụ thể, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn tiền mặt để thực hiện ký quỹ. Các chủ dự án đã dùng tài sản thế chấp để thực hiện dự án thế nên cũng không còn đủ tài sản bảo đảm để thực hiện bảo lãnh ngân hàng.

Hơn nữa, nếu ký quỹ thì đương nhiên số tiền này sẽ bị "găm" trong ngân hàng, khi đó chủ đầu tư không có dòng tiền lưu động nên rất khó đảm bảo tiến độ dự án.

Do bị dồn vào thế khó như vậy nên hiện đa số các chủ đầu tư đều cố tình "né" quy định bảo lãnh. Một số chủ đầu tư có thực hiện bảo lãnh thì cũng chỉ làm theo hình thức nhằm đối phó với quy định của Luật chứ chưa thực sự tự nguyện.

Nếu năm 2016, căn hộ cao cấp áp đảo thị trường thì năm 2017, phân khúc này không còn giữ thế thượng phong. Từ cuối năm 2016 và trong suốt năm 2017, công ty địa ốc alibaba đã cơ cấu lại sản phẩm, hướng đến nhu cầu chung của thị trường. Cuộc chuyển hướng này có sự góp mặt của nhiều đại gia như Vingroup, FLC, Mường Thanh.

Trong khi đó, căn hộ có mức giá phù hợp nhu cầu thị trường (dưới 25 triệu/m2) trong năm 2017 lại tăng lên đáng kể ở cả 2 thành phố. Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung lên tới 60,1% ở phân khúc này. Riêng Tp.HCM, các sản phẩm có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm tỷ trọng 54,7 % tổng nguồn cung. Tỉ lệ hấp thụ căn hộ vừa túi tiền ở 2 thị trường đều đạt trên 50%.

Sự tăng cung của dòng sản phẩm phù hợp khả năng chi trả của số đông dân chúng cho thấy thị trường bất động sản đang phát triển theo hướng ổn định, bền vững hơn.

Thị trường bất động sản phía Bắc, đất nền khu vực phía Tây (Hà Đông, Hoài Đức) và phía Đông (Long Biên) được dự báo sẽ tiếp đà tăng giá trong năm nay. Năm 2018, các tuyến giao thông huyết mạch, xuyên tâm tiếp tục được triển khai như: đường vành đai 4, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 nối Hoài Đức, Đan Phượng… sẽ trở thành chất kích thích đẩy giá lên cao. Ngoài ra, quỹ đất các quận trung tâm mới như Nam Từ Liêm, Hà Đông… đang bị thu hẹp dần. Ông Phạm Thành Hưng, phó chủ tịch CenGroup nhận định: “Khi quỹ đất không còn nhiều, việc đất nền lên giá trong chu kỳ bất động sản là điều dễ hiểu”.

Đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại phía Tây (xin giấu tên) cho rằng đất nền phía Đông, phía Tây Hà Nội sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2018. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng đất nền các khu vực trên sẽ không có mức tăng đột biến hay phi mã do mặt bằng giá đã được thiết lập cao trong những năm gần đây.