Kỹ thuật trồng cây nắp ấm treo tại nhà có thể áp dụng bằng cách gieo hạt. Nếu chăm sóc tốt cây lớn nhanh, phát triển tốt vừa chưng làm cảnh vừa có tác dụng thúc đẩy không khí hòa thuận trong nhà cực tốt.



Vì là cây sống lâu năm nên kỹ thuật trồng cây nắp ấm chỉ cần mất chút thời gian chăm sóc trong giai đoạn đầu.

Cây nắp ấm có rất nhiều tên gọi khác nhau như nắp bình, cây bắt mồi, cỏ chuồng heo, dây nắp ấm, dây nắp bình, cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, trư tử lung… Cây có tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.

Cây nắp ấm là cây thân thảo, dai, khỏe, rễ nông, lá hình kiếm dài. Đầu lá phát triển thêm bộ phận có hình ấm, có thể giữ nước, bắt sâu bọ trong tự nhiên. Cây bắt mồi có nhiều loại nên cũng có các màu khác nhau: nâu, tía, xanh… Ngoài công dụng làm đẹp không gian, cây nắp ấm còn có tác dụng thúc đẩy không khí hòa thuận, tăng cường tình yêu đôi lứa, biểu tượng cho hạnh phúc dài lâu. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Nhiệt độ

Cây nắp ấm ưa sáng nên rất thích hợp ở những nơi có ánh nắng trực tiếp khi chúng đã trưởng thành. Khi cây vẫn còn non nên để nơi có bóng che nhưng vẫn phải có chút nắng vì sức sống còn yếu nếu khi có nắng nhiều, gắt cây nhỏ không chết nhưng lá sẽ có màu đỏ, còn nếu trường hợp cây không có nắng thì cây sẽ không ra bình.

Đất trồng

Đất trồng cây nắp ấm là 4 phần cám dừa và một phần cát cám dừa đã xả chát và cát phải được rửa sạch. Cây nắp ấm không sống được trong đất thịt hay đất pha tro trấu vì các loại đất này có nhiều dinh dưỡng. Cây nắp ấm thích hợp với đất chua, phèn, nghèo dinh dưỡng.

Chọn chậu trồng

Chọn chậu trồng cây nắp ấm có đường kính chậu nhỏ hơn đường kính cây sao cho khi trồng cây nắp ấm của bạn phần cuống ấm và ấm thò ra ngoài thòng xuống sẽ rất đẹp. Nếu có điều kiện thì các loại chậu treo là đẹp nhất để trồng cây nắp ấm vì nhìn những chậu, giỏ treo sẽ thấy những cái ấm thòng xuống rất là đẹp. Tag: bệnh trên tôm sú

Kỹ thuật trồng cây nắp ấm

Kỹ thuật trồng cây nắp ấm treo bằng cách gieo hạt. Hạt gieo không khó nhưng phải thật kiên nhẫn vì lớn rất chậm. Chậu trồng cây nắp ấm không có gì đặc biệt, cũng như các loại cây cảnh thông thường, chậu cần có lỗ thoát nước.

Trước tiên cần cho đất trồng trộn sẵn đã ẩm ướt và chậu ươm, ém hơi chặt và lưng mặt hay thấp hơn thành chậu một chút. Sau đó rãi đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun xương nhẹ nhàng bằng nước mưa cho ướt hạt để hạt dính vào chất trồng và có thể lấy ẩm từ chất trồng.

Sau khi trồng cây nắp ấm xong nên mang chậu vào nơi mát nắng nhẹ, sau 2 tuần sẽ ra 2 lá mầm, đưa từ từ ra nắng. Khi cây ra 2 lá mầm rồi ra những chiếc lá đầu tiên và lớn dần. Khi cái bình đủ lớn, cây sẽ bắt mồi. Cứ vậy sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5-6 bình to bằng ngón tay út, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường. Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

Gây giống bằng hạt

Muốn thụ phấn cho hoa cái phải có phấn của cây hoa đực. Đối với cây hoa cái cho ra rất nhiều hạt. Hạt này cần phải được gieo trồng sớm. Để dành hạt càng lâu càng khó nẩy mầm. Lâu quá, quá 2 tháng là hạt chết luôn nên khi cách bảo quản đúng nhất là trữ trong ngăn mát của tủ lạnh. Cây con gieo từ hạt, mọc rất chậm. Trồng một năm mà cây con chỉ cao có 5 cm. Nhưng số lượng rất nhiều.

Gây giống bằng ngọn

Khi cây nắp ấm phát triển tốt và có độ tuổi nhất định, nếu muốn gây giống bằng ngọn bạn cứ cắt ngọn cây để gây giống. Đoạn thân có thể gây giống là từ ngọn xuống đến chỗ còn lá xanh. Cứ khoảng 4-5cm, tức 2-3 đốt lá bạn cắt rời ra. Bỏ cái lá cuối cùng, các lá còn lại cắt bỏ đi 2/3 lá trồng chung vào 1 chậu cho dễ theo dõi và chăm sóc.

Nguồn: 2lua.vn/article/ky-thuat-trong-cay-nap-am-vua-lam-canh-vua-diet-muoi-mua-he-5a7522b2e495194b418b456b.html

View more random threads: