Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng màng tinh hoàn bị tổn thương dẫn tới ứ đọng dịch, máu hoặc mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn. Theo các chuyên gia thì tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau
===>>> nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn
1. Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn
Có nhiều nguyên nhân gây nên xuất tiết dịch ở màng tinh hoàn như:
– Nhiễm trùng các vi khuẩn gây bệnh ở đường sinh dục, tiết niệu như: E.coli, lậu, giang mai, các chủng liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là vi khuẩn lao, do nhiễm các ký sinh trùng như giun chỉ, nấm…
– Nguyên nhân từ các bệnh toàn thân như: suy tim, xơ gan cổ chướng, hội chứng thận hư…
– Những nguyên nhân khác do ung thư, chấn thương hay đơn thuần chỉ là hậu quả của phản ứng viêm ở tinh hoàn và mào tinh hoàn.
2. Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn
– Đau vùng bìu bẹn: Bệnh nhân có thể đau dữ dội, đau quặn thành từng cơn hoặc có thể chỉ đau tức âm ỉ, liên tục.
– Bìu to lên, sa xuống dưới, da căng bóng nhưng hai tinh hoàn không sa xuống, nghiệm pháp kẹp da bìu âm tính. Khi soi đèn pin vào bìu, ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng.
– Tinh hoàn có thể sưng to, đau hoặc cũng có thể thấy tinh hoàn cứng như đá.
– Trường hợp viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, màng tinh hoàn cũng bị kích thích và xuất tiết dịch, khi đó bệnh nhân đau dữ dội kèm theo tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng to.
– Trường hợp dịch màng tinh hoàn ít thường khó phát hiện bằng dấu hiệu lâm sàng. Nên dựa vào siêu âm để phát hiện nhanh và chính xác. Trên siêu âm khi lớp dịch này dày quá 5mm thì mới có giá trị (nếu nhỏ hơn có thể là dịch sinh lý bình thường).
+ Dịch máu: Sang chấn ung thư.
+ Dịch mủ: Viêm cấp tính do các vi khuẩn.
+ Dịch vàng chanh: Thường là dịch xuất tiết do các bệnh toàn thân, có thể là do lao hoặc do ung thư.
+ Dịch dưỡng chấp: Dấu hiệu lâm sàng rất đặc trưng của bệnh giun chỉ (phù chân voi, đái dưỡng chấp).
Tràn dịch màng tinh hoàn ở nam giới
Tràn dịch màng tinh hoàn cần được phát hiện và điều trị kịp thời
3. Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn
– Đối với các viêm nhiễm do vi khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, sinh sản, có thể dùng: cefuroxim 2g/ngày, cefixim 400-800mg/ngày, ceftriaxon 1g/ngày, hoặc có thể dùng nhóm quinolon như: ofloxacin, sparfloxacin rotifloxacin theo chỉ định của thầy thuốc.
– Trường hợp nhiễm lao thường là lao thứ phát nên điều trị theo phác đồ.
– Đối với những nguyên nhân ác tính có thể xem xét khả năng phẫu thuật, chạy tia, dùng hóa chất tùy theo.
– Trường hợp nhiễm ký sinh trùng (giun chỉ): dùng diethylcarbamazine.
– Chọc hút dịch màng tinh hoàn vừa là thủ thuật thăm dò chẩn đoán vừa là kỹ thuật điều trị cho những trường hợp tràn dịch nhiều.
Theo các chuyên gia, tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân, bệnh cảnh khác nhau. Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân để có hiệu quả cao. Mục đích điều trị không chỉ là làm giảm hết các triệu chứng ở màng tinh hoàn mà còn phải bảo tồn được các chức năng của tinh hoàn, cố gắng duy trì được chức năng về tình dục, sinh sản cho bệnh nhân sau đó. Vì vậy, khi bị tràn dịch mào tinh hoàn, người bệnh cần tới các cơ sở Y tế có chuyên khoa về bệnh Nam khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
===>>> Ứ nước màng tinh hoàn