Phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, đặc biệt đối với những gia đình muốn trồng rau sạch tại nhà thì việc tự làm phân hữu cơ bón rau vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tiết kiệm được chi phí... Dưới đây là những loại rác thải có thể sử dụng làm phân hữu cơ.



1. Vỏ trứng

Vỏ trứng có những tác dụng hữu ích trong việc trồng rau, làm vườn. Vỏ trứng được tạo thành từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi - chất thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật cùng lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho.

Vỏ trứng cung cấp nguồn canxi dồi dào cho cây trồng. Để tận dụng nguyên liệu này, có thể bóp vụn vỏ trứng hoặc xay nhỏ trước khi trộn vào đất để chúng phân hủy nhanh hơn, giúp đất hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng. Bên cạnh đó, vỏ trứng trung hòa độ pH còn giúp đất tơi xốp, cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Điều đặc biệt là vỏ trứng sống và vỏ trứng chín đều có thể sử dụng làm phân bón. Tag: may thoi khi

2. Vỏ chuối

Trong vỏ chuối chín chứa rất nhiều dưỡng chất Kali. Bạn có thể phơi vỏ chuối để khô, sau đó nghiền nhỏ và dải vào đất. Hoặc bạn cho vỏ chuối vào một ấu nước để lên men, 3 vỏ chuối ngâm trong 3 lít nước trong khoảng 3 ngày. Sau đó bạn lấy nước này đem tưới cho cây trồng.

Công dụng của vỏ chuối như bón phân kali để thúc cho cây phát triển, rất tốt cho các loại rau trồng tại nhà hay những loại cây như cà chua, cà tím, và một số loại hoa trồng nhưng hải đường, anh thảo,… cây cho ra hoa nhanh và lâu tàn.

Đây là phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây nên chỉ dùng một lượng vừa đủ cho suốt cả mùa, không nên sử dụng quá nhiều. Tag: phần mềm phối trộn thức ăn

3. Bã chè, bã cà phê

Dùng bã chè, bã cà phê bón cho chậu hoa và cây cảnh không những giúp đất giữ được độ ẩm mà còn khiến cây tươi tốt hơn. Cách thực hiện này khá đơn giản, chỉ cần rải bã chè hoặc bã cà phê lên bề mặt của đất. Chú ý, các nguyên liệu này phải bỏ hết nước, chỉ lấy phần bã bởi nước chè có thể làm đất mất đi độ tơi xốp. Ngoài ra, không nên đổ trực tiếp bã chè còn nóng lên cây mà phải để nguội rồi mới bón nhằm tránh làm tổn thương cho cây trồng.

Các loại cây ưa sống trong môi trường đất axit như hoa hồng, khoai lang, khoai tây, nha đam... rất chuộng loại phân bón từ bã cà phê. Tương tự như bã chè, nên bón bã cà phê khi đã nguội. Bên cạnh đó, bã cà phê còn giúp ngăn chặn sự tấn công của ốc sên và nhiều loại côn trùng khác.

4. Bã đậu nành và bã dừa

Các gia đình thường xuyên làm sữa đậu nành và dầu dừa có thể tận dụng bã nguyên liệu để bón cho cây trồng trong nhà. Cụ thể, trộn bã đậu nành và bã dừa theo tỉ lệ 1:1 vào đất ủ mục khoảng một tháng, sau đó, đem đi bón cho cây. Phân bón này giúp đất tơi xốp và tăng thành phần hữu cơ cho đất.

5. Thực phẩm thừa

Sau khi sử dụng xong, các loại thực phẩm thừa như rau, vỏ trái cây, trà túi lọc, nước vo gạo... đều có thể giữ lại làm phân bón. Các nguyên liệu trên nên được đựng và ủ trong thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy. Đối với thức ăn chiên xào có dầu mỡ, hãy đổ một lớp nước chắt hết dầu mỡ đi rồi mới đổ vào thùng. Nên để thùng phân xa nơi sinh hoạt để tránh mùi khó chịu, mỗi ngày dùng gậy khuấy đều một lần để hỗn hợp dễ phân hủy. Tag: phần mềm phối trộn phân bón

Hỗn hợp trên có thể ủ trong một vài tuần hoặc lâu hơn. Sau đó, chắt lấy nước sang một thùng khác để tưới cho rau, phần bã đã ủ dùng để bón cho cây với liều lượng vừa đủ.

6. Nước bể cá

Ngày nay rất nhiều nhà dùng bể các cảnh để trang trí và thay đổi phong thủy cho ngôi nhà. Mỗi lần thay nước cho bể, nên giữ lại nước để tưới cho cây trồng. Trong nước đó có chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, phát triển tốt.

Nguồn: 2lua.vn/article/6-loai-phan-bon-huu-co-co-san-tai-nha-de-trong-rau-sach-5ad16c83e49519157a8b456c.html