Mốt số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp:
+ Sự phát triển của thị trường tài chính
+ Trạng thái của nền kinh tế
+ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
+ Uy tín của doanh nghiệp
+ Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
+ Trình độ khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lí
+ Chiếc lược phát triển và chiếc lược đầu tư của doanh nghiệp
+ Thái độ của chủ doanh nghiệp
+ Chính sách thuế

4. Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vốn:
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn góp ban đầu, nguồn vốn từ lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu.
+ Vốn góp ban đầu
Khái niệm: Là số vốn mà những người chủ sở hữu của doanh nghiệp đã thực góp tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập.
• Cách thức hình thành và giới hạn huy động: tùy thuộc loại hình doanh nghiệp.
• Vốn góp ban đầu ≥ Vốn pháp định.
+ Lợi nhuận không được chia
• Khái niệm: Lợi nhuận không chia hay lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp sử dụng để tích lũy bổ sung vốn, tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ tới, thay vì được dùng để chi trả cho các chủ sở hữu (thành viên góp vốn, cổ đông …).
Chính sách giữ lại lợi nhuận:
 Chính sách giữ lại lợi nhuận và cổ tức thế nào là hợp lý để không giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu?
 Dự án có thể đem lại lợi nhuận bằng hoặc cao hơn mức lợi tức kỳ vọng của cổ đông không?
 Giá cổ phiếu sẽ thay đổi ra sao nếu giữ lại lợi nhuận?
• Cách thức giữ lại lợi nhuận:
 Tăng khoản mục lợi nhuận giữ lại.
 Thưởng cổ phiếu.
• Điều kiện để giữ lại lợi nhuận:
 Doanh nghiệp làm ăn có lãi.
 Các chủ sở hữu đồng ý để lại lợi nhuận.
+ Phát hành cổ phiếu
• Khái niệm:
 Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
 Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu.
 Cổ phiếu là chứng khoán vốn.
Phân loại cổ phiếu:
 Dựa vào tình hình phát hành và lưu hành: Cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu quỹ.
 Dựa vào tính hữu danh của cổ phiếu:
Cổ phiếu ghi tên (hữu đanh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh)
4. Các loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh), hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.
Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ khái niệm nhà nước pháp quyền là gì
+ môi trường marketing của doanh nghiệp
+ phân loại chiến lược kinh doanh

View more random threads: