Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc, Niu- Di- lân, Kê- ni-a, Ê-cu-a-do, Cô-lôm-bi-a, Ixraen… Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là 122.600 ha, nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ: 65.000 ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 23.300 ha (AIPH, 2004)[39].

Tham khảo các bài viết sau:
+ lam luan van thac si thue


Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa, cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm là 20%). Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản (Buschman và cộng sự, 2005)[41]. Hàng năm, giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD, Cô-lôm-bi-a 430 triệu USD, Kê-ny-a 70 triệu USD và Ixraen 135 triệu USD (Nguyễn Văn Tấp, 2008)[30].

Hoa cúc là một trong 5 loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Cây hoa cúc thu hút người tiêu dùng đặc biệt ở màu sắc phong phú: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím, hồng, da cam… Không những vậy, hình dáng và kích cỡ hoa cũng rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho ra hoa tạo nguồn hàng hóa quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa được tiêu thụ đứng thứ hai trên thị trường thế giới (sau hoa hồng) (Đặng Ngọc Chi, 2006) [3].

Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Hàng năm, Hà Lan đã sản xuất hàng trăm triệu hoa cúc cắt cành và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Tiếp sau là các nước: Nhật Bản, Côlômbia, Trung Quốc… Năm 2006, có 4 nước sản xuất hoa cúc trên thế giới đạt sản lượng cao nhất là Hà Lan đứng đầu với sản lượng 1,5 tỷ cành, Côlômbia là 900 triệu cành, Mê-hi-cô và I-ta-li-a đạt 300 triệu cành (Erik Van Berkum, 2007)[45].

Nhật Bản hiện đang dẫn đầu tại châu Á về sản xuất và tiêu thụ hoa cúc, hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng gần 4.000 triệu Euro để phục vụ nhu cầu hoa trong nước (Jo Wijnands, 2005)[49]. Người dân Nhật Bản ưa thích hoa cúc và cúc trở thành là loài hoa quan trọng nhất tại Nhật Bản chiếm tới 36% sản phẩm nông nghiệp, mỗi năm Nhật Bản sản xuất khoảng hơn hai trăm triệu cành hoa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Diện tích trồng hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa. Năm 2008 diện tích trồng hoa ở Nhật Bản là 16.800 ha, giá trị sản lượng đạt 2.599 triệu USD (Takahiro Ando, 2009)[73]. Tuy vậy Nhật Bản vẫn phải nhập một lượng lớn hoa cúc từ Hà Lan và một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Cô-lôm-bi-a…
Ở Malaixia, cúc chiếm 23% tổng sản lượng hoa. Ngoài lan ra, 3 loại hoa quan trọng nhất là hồng, cúc và cẩm chướng chiếm 91,1% tổng sản lượng hoa ôn đới (Lim Heng Jong, 1998)[78].

Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với sản lượng cành cắt hàng năm là 50.841.500 cành và đạt năng suất 101.700/Rai (1ha= 6,25Rai) (Oradee Sahavacharin, 1998)[79]. Ở Trung Quốc, cúc là 1 trong 10 loài hoa cắt quan trọng sau hồng và cẩm chướng chiếm khoảng 20% tổng số hoa cắt trên thị trường bán buôn ở Bắc Kinh và Côn Minh. Vùng sản xuất hoa cúc chính là Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh bao gồm các giống ra hoa mùa Hè, Thu, Đông sớm và Xuân muộn với loại cúc đơn, màu được ưa chuộng nhất là vàng, trắng, đỏ (Nguyễn Thị Kim Lý, 2001)[22]. Hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hoa cúc trên thế giới ước đạt tới 1,5 tỷ USD.

View more random threads: