Hiệp định SCM của WTO phân biệt trợ cấp chính phủ thành ba loại:

(1) Trợ cấp bị cấm -Trợ cấp đèn đỏ,

(2) Trợ cấp có thể bị đối kháng -Trợ cấp đèn vàng,

(3) Trợ cấp không thể bị đối kháng –Trợ cấp đèn xanh.

Tham khảo thêm các dịch vụ luận văn của chúng tôi:
+ Quản lý hành chính nhà nước là gì
+ cải cách hành chính nhà nước là gì
+ lịch sử hình thành nước việt nam

1 Trợ cấp đèn đỏ
Theo Quy định của Điều 3, SCM, các loại trợ cấp đèn đỏ bao gồm:

(a) Các khoản trợ cấp trên căn cứ vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp – trợ cấp xuất khẩu, bao gồm cả những trợ cấp được quy định trong phụ lục 1

b) Các khoản trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng nhập khẩu Trừ một số ngoại lệ nhất định (chế độ pháp lý dành cho các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi), tất cả các biện pháp trợ cấp thuộc nhóm trợ cấp đèn đỏ đều bị coi là bất hợp. Khi một quốc gia áp dụng trợ cấp đỏ, các quốc gia khác có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc các biện pháp đối kháng tương ứng.
2 Trợ cấp đèn vàng
Theo quy định của SCM2 , trợ cấp đèn vàng là những khoản trợ cấp mang tính cá biệt của chính phủ dành cho các đối tượng không phổ biến với ba điều kiện bắt buộc sau:

(1) là sự hỗ trợ tài chính cụ thể và đặc thù của chính phủ dành cho các doanh nghiệp ngành hàng nội địa;

(2) Không thuộc nhóm các biện pháp trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ) hoặc trợ cấp không bị đối kháng (trợ cấp đèn xanh);

(3) Gây ra tác động có hại đến quyền lợi của thành viên khác. Tác động có hại đến quyền lợi của một thành viên khác có thể là :

– Tổn hại cho một ngành sản xuất của thành viên khác;

– Làm vô hiệu hay suy giảm giá trị của những nhượng bộ thương mại ràng buộc theo hiệp định GATT;

– Gây “tổn hại nghiêm trọng” tới lợi ích của một thành viên khác.

3. Trợ cấp đèn xanh
Đây là loại trợ cấp không bị đối kháng, nhưng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên kể từ khi WTO được thành lập5 , bao gồm:

(1)Trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển;

(2)Trợ cấp cho phát triển những khu vực kém phát triển;

(3)Trợ cấp bảo vệ môi trường.

4 Thuế đối kháng
Thuế đối kháng (trợ cấp) là biện pháp thuế quan đặc biệt của một quốc gia được áp dụng để bù đắp những thiệt hại do những biện pháp trợ cấp của chính phủ một quốc gia khác đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong thương mại. Đây là biện pháp thương mại nhằm chống lại hành vi thương mại không lành mạnh của một hoặc một số quốc gia cụ thể (nguyên tắc Tối huệ quốc không áp dụng trong trường hợp này). Mức thuế đối kháng được áp đặt không cao hơn mức trợ cấp chính phủ liên quan, áp dụng trong khoảng thời gian nhất định và được tháo dỡ ngay khi các biện pháp trợ cấp không còn được áp dụng. Biện pháp thuế đối kháng chỉ được áp dụng đối với trượng hợp thương mại có trợ cấp chính phủ. Những hoạt động thương mại không lành mạnh do bản thân các doanh nghiệp thực hiện sẽ phải được điều chỉnh bởi biện pháp thương mại khác (thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá)