Lịch sử hình thành Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội
Văn miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ Phối. Vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng thái tử đến đấy học”.
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất(1442).Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám,có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.Ban đầu trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quí(nên gọi tên là Quốc Tử).Năm 1156 Lý Anh Tông cho sửa lại Văn miếu chỉ thờ Khổng Tử,Năm 1253, vua Trần Thái Tôngcho mỏ rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái của các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông,Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư Nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp các hoàng tử.
Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử.Sang thời Hậu Lê,Nho giáo rất thịnh hành.Vào năm 1484,Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ đạt tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Năm 1785, đổi thành nhà Thái học. Đời Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1802,vua Gia Long ấn định đây là Văn miếu Hà Nội và cho xây them Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn miếu làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Không Tử.
Đầu năm 1947 giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
Trên đây là lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội từ khi xây dựng đến nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về quy mô, kiến trúc, nghệ thuật trang trí của Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội.

Lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ doanh thu ròng
+ khái niệm chuỗi giá trịp
+ chương trình 135
2/ Quy mô, kiến trúc, nghệ thuật trang trí của Lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội
Qui mô và bố cục Văn miếu Hà Nội hiện nay lớn nhất cả nước, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Được xây dụng trên khu đất có chiều dài 300m quay về phía nam, phía Bắc rộng 75m, phía nam rộng 61m.Công trình được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy phương Đông, các công trình nằm trên trục dũng đạo, các công trình phụ nằm đăng đối với hồ nước. Đề tài trang trí “tứ linh tứ quí” thể hiện tính tôn nghiêm.
Ngoài tiền án là Hồ Văn, Nghi Môn, bia Hạ Mã.Công trình chia thành 5 lớp không gian, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau, một cửa chính giữa và 2 cửa bên với các kiến trúc chủ thể là cổng Văn miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn Các,cổng Đại thành, Khu Điện Thờ,cổng Thái học và khu Thái học.
Cổng Văn miếu là khu Tam quan lớn, xây hai tầng ba cửa, tầng hai có tám mái, bốn mái nóc uốn cong,bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt tạo kiểu dáng vừa uy nghi, vừa thanh thoát.Qua cổng tam quan là khu Nhập Đạo, có không gian cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, đường lát gạch.
Cổng Đại Trung:Hai bên có 2 cổng thờ nhỏ là Thành Đức, Đạt tài mang ý nghĩa giáo dục, đào tạo con người.
Khuê Văn Các là lầu vuông tám mái, được xây dựng trên nền lát gạch Bát Tràng, kiến trúc độc đáo,hai tầng mái, lợp ngói ống, trang trí bốn góc bằng đất nung, chạm trổ tinh vi, sắc sảo.Hai bên Khuê Văn Các có hai cửa nhỏ là Bỉ Văn và Súc Văn.Khoảng giữa Khuê Văn Các và cổng Đại Thành có giếng Thiên quang.
Qua cổng Đại thành vào khu vực chính thờ Khổng, các bậc Tiên hiền, Tiên Nho gồm: Điện Đại thành, nhà Bái Đường, hai dãy Đông vu và Tây vu.Qua cửa Đại thành vào sân đại bái, có hai lối rẽ phải, trái qua hai cổng nhỏ đi vào khu Quốc Tử Giám.
Diện tích khu Thái học là 1.530m2 trên tổng diện tích 6.150m2 gồm các công trình: Tiền đường, Hậu đường, tả vu , hữu vu, nhà chuông, nhà trống mô phỏng kiến trúc trên nền xưa của Quốc Tử Giám (11:59).