Chức năng của thị trường
Thị trường gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hoá. Hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường là quá trình thực hiện các chức năng khác nhau tác động đến đời sống xã hội. Thị trường có một số chức năng cơ bản sau:

Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành xây dựng
+ mẫu tiểu luậnn
+ thể chế hành chính nhà nước là gì
– Chức năng thừa nhận
Hàng hoá của doanh nghiệp có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Hàng hoá và dịch vụ bán được tức là nó đã được thị trường thừa nhận. Để được thị trường chấp nhận thì hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phải có sự phù hợp về chất lượng, giá cả, quy cách, màu sắc…
– Chức năng thực hiện
Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng cung và tổng cầu trên thị trường, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, thực hiện giá trị thông qua giá cả, thực hiện việc trao đổi giá trị .v.v… Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên các giá trị trao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.
– Chức năng điều tiết, kích thích
Qua hành vi trao đổi hàng hoá trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với một doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để cung ứng ngày càng nhiều hơn hàng hoá và dịch vụ cho thị trường. Nếu hàng hoá và dịch vụ không tiêu thụ được sẽ hạn chế sản xuất kinh doanh. Chức năng này luôn điều tiết doanh nghiệp nên gia nhập hay rút khỏi ngành sản xuất kinh doanh. Nó khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả năng bán được khối lượng lớn.
– Chức năng thông tin
Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất hàng hoá, chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin. Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, những nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ.
Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất, kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung ứng và người tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo.
Bốn chức năng trên của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này. Vì những tác dụng vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường, do đó không nên đặt vấn đề chức năng nào quan trọng nhất hoặc chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào. Song cũng cần thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.
4/ Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của môi trường kinh tế- xã hội. Vì vậy, các hoạt động kinh tế trên thị trường cũng như sự vận động của thị trường nói chung chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan khác nhau.
Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này giúp cho các nhà kinh doanh dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Nhưng để làm được việc đó chúng ta cần phân biệt các nhân tố.
a/ Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường
Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định bởi vì nó tác động trực tiếp tới cung cầu, giá cả, quan hệ cung cầu .v.v…
Các nhân tố về chính trị- xã hội cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ kinh tế, chiến tranh và hoà bình .v.v…
Các nhân tố về tâm, sinh lý, thời tiết, khí hậu cũng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới người tiêu dùng, tới nhu cầu và mong muốn. Tuy nhiên, thời tiết và khí hậu cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường.
b/ Căn cứ vào tính chất vào tính chất của quản lý và cấp quản lý
Các nhân tố thuộc cấp quản lý vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện pháp của nhà nước, của các cấp tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể hiện sự quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với thị trường.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác nhau. Song những chính sách, biện pháp hay được sử dụng là thuế, quỹ điều hoà giá cả, trợ giá ( bảo hiểm giá cả) .v.v…
Mỗi biện pháp có ảnh hưởng khác nhau tới thị trường nhưng nhìn chung các biện pháp này đều tác động trực tiếp vào cung hoặc cầu và do đó cũng tác động gián tiếp vào giá cả. Đó là ba yếu tố quan trọng nhất của thị trường. Những nhân tố này tạo ra môi trường cho kinh doanh nhưng nằm ngoài sự quản lý của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc cấp quản lý vi mô là các chiến lược, chính sách và biện pháp của các doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường, chính sách phân phối sản phẩm, giá cả, quảng cao và các bí quyết cạnh tranh .v.v… Đó cũng được xem như là những chiến lược, chính sách, biện pháp để các doanh nghiệp tiếp cận và thích ứng với thị trường. Các doanh nghiệp có thể quản lý được các nhân tố này.

View more random threads: