Thương hiệu là gì?

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng khi nhắc tới xe máy, phần lớn người ta chỉ nhớ đến Honda; hoặc khi nói đến nước ngọt có ga, hầu hết mọi người đều nghĩ về Coca-cola. Thực tế, trên thị trường còn có hàng loạt hãng xe hay cả trăm đơn vị sản xuất đồ uống có ga tương tự. Nhưng những cái tên như Honda, Coca-Cola… đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Đó chính là ví dụ điển hình về thương thiệu. Vậy thì, thương hiệu là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. Thương hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được pháp luật bảo hộ.

Brand là gì? Yếu tố nào làm nên brand?

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Trung bình, một thương hiệu sẽ đóng góp 1/3 giá trị cổ phiếu. Ở nhiều công ty, thương hiệu còn được xem là tài sản giá trị nhất và chiếm tới 70% giá trị cổ phiếu. Dù cho thương hiệu là gì – một hình vẽ đơn giản hay chỉ là một cụm từ bình thường – nhưng vai trò của thương hiệu là yếu tố mà không ai có thể phủ nhận.

Định vị hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng
Có thể thấy, thương hiệu là thứ giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Những yếu tố như kết cấu hàng hóa, mẫu mã bao bì, màu sắc, tên sản phẩm… là tiền đề cho sự chọn lựa của khách hàng.

Khi một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó tất nhiên sẽ chưa có bất kỳ một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên theo thời gian, bằng những chiến lược tiếp thị đến khách hàng, hình ảnh sản phẩm sẽ dần được định vị.

Trong bối cảnh đất chật đối thủ đông, một mặt hàng được yêu thích sẽ không tránh khỏi nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi đó, chỉ có giá trị thương hiệu mới là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất.

Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng

Thương hiệu luôn đi kèm với sự uy tín của doanh nghiệp, nhờ đó mới có thể lấy được lòng tin và sự trung thành từ người tiêu dùng. Hầu hết khách hàng đều có xu hướng lựa chọn an toàn, chỉ chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu mà họ tin tưởng, yêu thích. Mặt khác, ở góc độ luật pháp, thương hiệu cho phép doanh nghiệp bảo về và sở hữu một số đặc trưng riêng biệt của sản phẩm. Vì vậy, nói không ngoa khi thương hiệu chính là sự cam kết về chất lượng, tiêu chuẩn và đẳng cấp của sản phẩm đối với mong muốn của khách hàng.

Thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Có không ít thương hiệu được định giá bằng những con số khổng lồ, ví dụ như Amazon: 150,8 tỷ USD, Samsung: 93,2 tỷ USD… Nhiều người trong chúng ta thường tự hỏi chính xác thương hiệu là gì mà có giá trị khủng khiếp đến như vậy. Thật ra mẫu chốt ở đây không phải thương hiệu là gì mà thương hiệu có thể mang lại những gì cho doanh nghiệp.

+ Khách hàng trung thành: không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mà không có khách hàng. Định vị được thương hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định.

+ Mở rộng thị phần, thêm nhiều khách hàng mới: với một thương hiệu đã nổi tiếng, việc mở rộng thị phần hay thu hút thêm khách hàng quả thật không còn là một bài toán khó khăn. Tâm lý đám đông làm người ta có xu hướng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của những thương hiệu đã được nhiều người sử dụng. Thậm chí, nhiều thương hiệu còn được khách hàng săn lùng, mong chờ các kênh phân phối của thương hiệu đó được mở rộng ở nơi họ sinh sống.

+ Chính sách giá cao: đừng quá ngạc nhiên khi đứng trước 2 chiếc túi xách tương đồng về mẫu mã, chất lượng, nhiều người tiêu dùng lại sẵn sàng bỏ tiền mua chiếc túi có giá trị cao hơn hàng chục lần so với chiếc còn lại. Khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua thương hiệu. Thương hiệu cho phép doanh nghiệp định giá hàng hóa cao hơn so với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác.

+ Tiết kiệm chi phí quảng cáo: trung bình, chi phí marketing thường chiếm 10-20% doanh thu. Đối với những sản phẩm mới, chi phí này có thể cao hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên một khi đã có thương hiệu mạnh, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí cho mục đích quảng cáo.

+ Tạo ra rào cản cạnh tranh: không một công cụ nào có thể tạo ra rào cảng cạnh tranh bằng một thương hiệu mạnh. Dẫu cho sản phẩm, dây chuyền sản xuất có bị sao chép, thì hình ảnh thương hiệu đã được định vị trong khách hàng là điều không dễ dàng thay đổi.

Có thể nói, thương hiệu là yếu tố mang đến rất nhiều lợi ích và thế mạnh cho doanh nghiệp. Với bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được đáp án cho câu hỏi thương hiệu là gì và vai trò mà thương hiệu mang lại. Nếu bạn là nhà kinh doanh và đang chật vật tìm con đường phát triển sản phẩm của mình, hãy định vị thương hiệu ngay từ hôm nay!

Xem thêm: http://univistudio.com/thuong-hieu-la-gi/