1. Đánh giá độ tin cậy thang đo
– Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha.

– Chạy cho từng nhân tố (cả độc lập và phụ thuộc)

– Mục đích là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho 1 khái niệm cần đo hay không. Muốn biết cái nào đóng góp nhiều hay ít thì quan sát hệ số tương quan biến – tổng.

– Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). – Điều kiện khi chạy Cronbach’s alpha: – Hệ số cronbach’s alpha > 0.6

– Hệ số tương quan biến – tổng > 0.3 (thường khi loại 1 biến thì hệ số cronbach’s alpha phải tăng hơn trước)

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ phân tích hoạt động kinh doanh
+ Quan hệ lao động là gì
+ ADMICRO là công ty gì

2. Phân tích cronbach’s alpha với nhân tố chỉ có 2 items
Có một vấn đề các bạn cũng hay hỏi khi chạy Cronbach’s alpha là khi nhân tố chỉ có 2 biến (2 câu hỏi) thì khi chạy kết quả sẽ như trong hình. Cột hệ số cronbach khi loại biến ko có số liệu. Đó là do khi chạy cronbach’s alpha SPSS đòi hỏi phải đưa ít nhất 2 biến vào chạy, trong TH này bạn ko thể loại biến nào nữa trong 2 biến này. Kí hiệu .a theo mình nghĩ là dạng “không xác định” nếu loại thêm biến. Gặp TH này nếu hệ số alpha tổng vẫn >0.6 thì các bạn vẫn giữ nhân tố này phân tích bình thường cho các bước sau nhé.

3. Trường hợp hệ số cronbach’s alpha tổng quá lớn (>0.95)
Các thang đo trong nghiên cứu thường được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Tiêu chuẩn để đánh giá một thang đo đạt tiêu chuẩn là: trong phân tích Cronbach’s Alpha: α > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > 0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994).

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu Cronbach Alpha quá cao (>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.