Trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo trong luận văn
CÁCH TRÍCH DẪN (Citation)

Chia sẻ 14 câu hỏi phổ biến trong quá trình bảo vệ luận văn cao học
Hướng dẫn viết nội dung bài luận về dự định nghiên cứu cuả nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ
Kinh nghiệm thuyết trình luận văn tốt nghiệp từ những anh chị đi trước

Tại sao cần phải trích dẫn?

Khi bạn sử dụng ý tưởng và từ ngữ của các tác giả khác trong bài viết của bạn, bạn phải ghi nhận những việc này. Điều nay vô cùng quan trọng, ngay cả khi bạn không trích dẫn nguyên văn.

Việc trích dẫn các nguồn tài liệu giúp cho người đọc nhận biết các công trình mà bạn đã tham khảo và hiểu được quan điểm và mục tiêu của nghiên cứu của bạn.

Thực hành “trích dẫn khi viết” và ghi lại nguổn gốc của các ý tưởng và các trích dẫn trong bài viết của bạn giúp bạn tránh khỏi sự đạo văn/đạo ý tưởng hoặc trả giá cho việc làm sai trái trong nghiên cứu.

Trích dẫn (Quotation) và Viết lại ý (Paraphrasing)

Khi bạn ghi lại chính xác các từ và cụm từ của một tác giả, bạn phải phải đặt chúng vào dấu ngoặc kép, hoặc đặt vào một khối trích dẫn, hoặc các định dạng khác theo quy định của nhiều kiểu trích dẫn khác nhau.

Ngay cả khi bạn viết lại các ý tưởng bằng từ ngữ riêng của bạn, đó là paraphrasing, bạn cũng phải ghi nhận nguồn thông tin.

Bạn có thể tìm thấy các hướng dẫn cho việc trích dẫn trong các tài liệu về các kiểu trích dẫn hoặc trong các hướng dẫn dành cho các nghiên cứu viên. Bạn có thể đọc một giới thiệu hữu ích tại chương 12 sách The Mordern Researcher của tác giả Jacques Barzun and Henry Graff (5th ed., 1992 in REF LB 2369 .B28).

Việc đạo văn/đạo ý tưởng (Plagiarism)

Theo trường Đại học Arkansas, USA, việc đạo văn/đạo ý tưởng được định nghĩa là “sự mang lại cho công việc riêng của mình những từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của một người khác mà không có sự trích dẫn, tham khảo hoặc ghi chú phù hợp.

Việc đạo văn/đạo ý tưởng của một người khác là rất ngiêm trọng đối với điểm số của một môn học hoặc toàn bộ sự nghiệp học hành của bạn. Việc đạo văn/đạo ý tưởng và việc không trung thực trong học hành vượt xa cái việc đơn giản là cắt và dán đoạn văn bản từ một bài báo hay một cuốn sách vào bài báo của bạn mà không ghi nhận công lao của người khác.

Trích dẫn các nguồn tài liệu là bước đầu tiên để trách việc đạo văn/đạo ý tưởng.

Các ví dụ về trích dẫn

Có hàng trăm kiểu trích dẫn khác nhau. Việc quy định dùng kiểu trích dẫn nào là tùy vào giáo viên hướng dẫn, tùy khoa, tùy trường và tùy vào ban biên tập báo.

Các kiểu trích dẫn được sử dụng nhiều nhất là:

– Kiểu IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)

– Kiểu MLA (Modern Language Association)

– Kiểu APA (American Psychological Association)

II. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO KIỂU IEEE

Trong kiểu trích dẫn IEEE, các tham khảo được đánh số và trình bày theo thứ tự xuất hiện trong văn bản. Khi tham chiếu đến các tham khảo trong văn bản, đặt các số của các tham khảo trong ngoặc vuông. Ví dụ: [1], [2].

Kiểu trích dẫn IEEE có 3 chức năng chính:

– Tên tác giả: ghi theo thứ tự Tên (ghi tắt) và Họ, sử dụng et al. trong trường hợp có ba tác giả hoặc hơn.

Ví dụ:

Hai tác giả: J. K. Author and A. N. Writer

Ba tác giả hoặc hơn: J. K. Author et al.

– Tiêu đề của bài báo (hoặc của một chương, một bài báo hội nghị, một phát minh, …):

ghi trong dấu ngoặc kép.

– Tiêu đề của tạp chí hoặc sách: dùng kiểu chữ nghiêng.

Các quy tắc này giúp cho người đọc phân biệt các loại tham khảo dễ dàng. Cách đặt các dầu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, ngày tháng năm và trang thì tùy thuộc vào loại tham khảo được trích dẫn. Xem các ví dụ sau đây và tuân theo chính xác các chi tiết. Ví dụ: đặt dấu chấm sau tên tác giả và tựa sách, các số trang trích dẫn được ghi sau pp., ghi tắt tất cả các tháng sử dụng ba ký tự đầu (ví dụ: Jun.).

A. Các nguồn tài liệu in

Sách

(Các) tác giả. Tựa sách. Địa điểm xuất bản: Nhà xuất bản, năm, pp.

Ví dụ:

[1] W.K. Chen. Linear Networks and Systems. Belmont, CA: Wadsworth, 1993, pp. 123-35.

[2] B. Klaus and P. Horn, Robot Vision. Cambridge, MA: MIT Press, 1986.

Các chương của sách

(Các) tác giả. “Tiêu đề của chương,” in Tựa sách, xth ed., vol. x. Người biên tập, Ed. Địa điểm xuất bản: Nhà xuất bản, năm, pp.

Ví dụ:

[3] J.E. Bourne. “Synthetic structure of industrial plastics,” in Plastics, 2nd ed., vol. 3.

J. Peters, Ed. New York: McGraw-Hill, 1964, pp.15-67.

[4] L. Stein, “Random patterns,” in Computers and You, J. S. Brake, Ed. New York: Wiley, 1994, pp. 55-70

Bài báo trong tạp chí

(Các) tác giả. “Tiêu đề bài báo,” Tiêu đề tạp chí. vol. x, pp. ***-***, tháng năm.

Ví dụ:

[5] G. Pevere. “Infrared Nation,” The International Journal of Infrared Design, vol.

33, pp. 56-99, Jan. 1979.

[6] J. Barna et al., “Novel magnetoresistance effect n layered magnetic structures: Theory and experiment,” Physical Review B, vol. 42, no. 13, pp. 8110-8120, Nov. 1990.

Bài báo trong kỷ yếu hội nghị (được xuất bản)

(Các) tác giả. “Tiêu đề bài báo,” in Kỷ yếu hội nghị, địa điểm, năm, pp. ***-***.

Ví dụ:

[7] D.B. Payne and H.G. Gunhold. “Digital sundials and broadband technology,” in

Proc. IOOC-ECOC, 1986, pp. 557-998.

Bài báo được trình bày tại hội nghị (không xuất bản)

(Các) tác giả. “Tiêu đề bài báo,” presented at Tên hội nghị, địa điểm, năm.

Ví dụ:

[8] B. Brandli and M. Dick. “Engineering names and concepts,” presented at the 2nd Int. Conf. Engineering Education, Frankfurt, Germany, 1999.

Các tiêu chuẩn/Phát minh

(Các) tác giả. “Tên/Tiêu đề.” Tên nước mà phát minh được đăng ký. Số bằng phát minh, tháng ngày năm.

Ví dụ:

[9] E.E. Rebecca. “Alternating current fed power supply.” U.S. Patent 7 897 777, Nov. 3, 1987.

B. Các nguồn tài liệu điện tử

Sách

(Các) tác giả. (năm, tháng ngày). Tựa sách. (phiên bản). [Loại phương tiện]. Tập. (số).

Available: http://www.(url)

Ví dụ:

[10] S. Calmer. (1999, June 1). Engineering and Art. (2nd edition). [Online]. 27(3).

Available: http://www.enggart.com/examples/students.html

Tạp chí

(Các) tác giả. (năm, tháng). “Tiêu đề bài báo.” Tên tạp chí. [Loại phương tiện]. Tập.

(số). Available: http://www.(url)

Ví dụ:

[11] A. Paul. (1987, Oct.). “Electrical properties of flying machines.” Flying Machines. [Online]. 38(1), pp. 778-998. Available: http://www.flyingmachjourn/properties/fly.edu

Trang web

(Các) tác giả. “Tiêu đề.” Internet: http://www.(url), tháng ngày năm cập nhật .

Ví dụ:

[12] M. Duncan. “Engineering Concepts on Ice.” Internet:

www.iceengg.edu/staff.html, Oct. 25, 2000.

C. Các nguồn tài liệu khác

Báo chí

(Các) tác giả. “Tiêu đề bài báo.” Tên báo. (tháng ngày năm), chương, trang.

Ví dụ:

[13] B. Bart. “Going Faster.” Globe and Mail (Oct. 14, 2002), sec. A pp.1. [14] “Telehealth in Alberta.” Toronto Star (Nov. 12, 2003), sec. G pp. 1-3.

Luận án tốt nghiệp

Tác giả. “Tiêu đề luận án,” Cấp độ bằng cấp, trường, địa điểm, năm.

Ví dụ:

[15] S. Mack. “Desperate Optimism,” M.A. thesis, University of Calgary, Canada, 2000. [16] C. Nguyen, “Neuroprobe: Design, Fabrication, and in vitro Characterization of

Combined Electrochemical and Potential Microelectrodes,” Ph.D. dissertation, Univ. of Arkansas, AR, 2004.

Bài giảng

Tác giả. Thời điểm, Topic: “Tiêu đề bài giảng.” Địa điểm, Tháng ngày năm.

Ví dụ:

[17] S. Maw. Engg 251. Class Lecture, Topic: “Speed skating.” ICT 224, Faculty of

Engineering, University of Calgary, Calgary, Alberta, Oct. 31, 2003.

Email

Tác giả. “Tiêu đề của email.” Personal email (tháng ngày năm).

Ví dụ:

[18] J. Aston. “RE: new location, okay?” Personal e-mail (Jul. 3, 2003).

* Thông tin nào không tìm được thì có thể bỏ qua.