1. Đặc điểm chung của các trường đại học
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của tri thức, của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các trường đại học đối với sự phát triển của xã hội. Trường đại học công lập là một bộ phận của hệ thống giáo dục đại học. Vì vậy, nó có những đặc điểm giống như bất kỳ một trường đại học nào trong xã hội. Các đặc điểm đó là:

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ cải cách hành chính nhà nước là gì
+ các hình thức cho vay của ngân hàng
+ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Về sản phẩm của trường đại học
Trường đại học là chủ thể tham gia nền kinh tế xã hội nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất mà đóng góp vào quá trình này thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

Sản phẩm của trường đại học có đầy đủ tính chất kinh tế giống như các loại sản phẩm dịch vụ hàng hóa khác vì quá trình sản xuất dịch vụ giáo dục đại học đòi hỏi phải tiêu hao các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ của trường đại học đối với các sản phẩm hàng hóa khác:

1) Sản phẩm dịch vụ của trường đại học không thích hợp với việc mua – bán hàng hóa. Bởi vì theo Karl Marx, không giống như kết quả của các hình thức hoạt động lao động khác được thể hiện trong các hàng hóa, hoạt động lao động của người thầy tạo ra sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học nhưng không để lại kết quả rõ rệt, tách rời khỏi bản thân người thực hiện. Sản phẩm của trường đại học là người lao động được đào tạo với các kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ tồn tại bền vững đi theo suốt cuộc đời họ.

2) Sản phẩm của trường đại học là người lao động có chất lượng cao nên mang lại lợi ích cho chính mình và cho toàn xã hội. Các sản phẩm này có tính ngoại biên thuận. William.Petty (1623-1687) người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế học giáo dục đại học và các nhà kinh tế học sau này như Adam Smith (1723-17900, Karl Marx (1818-1883), Aifred Mrashall (1842-1924) đều nhấn mạnh giá trị kinh tế của con người, của giáo dục đào tạo nói dung và giáo dục đại học nói riêng.

3) Sản phẩm dịch vụ của trường đại học còn có tính đặc biệt vì giá cả dịch vụ biến động không theo một tỷ lệ nhất định với năng suất lao động. Năng suất lao động của người thầy không tăng một cách cơ học bằng cách tăng số lượng sinh viên trên một cán bộ giảng dạy, điều này sẽ dẫn tới hệ quả chất lượng giáo dục đại học giảm đi. Khi muốn chất lượng giảng dạy tăng lên cần giảm số lượng sinh viên trên một giảng viên, cộng với các yâu cầu tăng hơn về thiết bị, giáo trình giảng dạy, cơ sở vật chất sẽ làm tăng chi phí đào tạo. Thước đo giá trị của dịch vụ giáo dục đại học là mức phí (Nhà nước hoặc người học) phải trả.

Về quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của trường đại học
Quá trình hoạt động của trường đại học xét về bản chất là quá trình sản xuất tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Trường đại học tạo ra sản phẩm dịch vụ trong quá trình tương tác giữa người dạy và người học.

Lực lượng sản xuất bao gồm người thầy, trang thiết bị, giáo cụ, giáo trình,… trong đó người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Người thầy tác động trực tiếp đến người học bằng cách truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, rèn luyện ý thức,…. Quá trình này buộc người thầy phải tiêu hao sức lao động của mình và sử dụng tiêu hao các công cụ khác phục vụ giảng dạy. Song song với quá trình đó, người học được tiếp nhận các “dịch vụ” mà người thầy đã cung cấp.

Quá trình cung ứng dịch vụ đồng thời với quá trình tiêu hao dịch vụ. Điều này tạo nên đặc điểm của sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học là kết quả lao động không tách rời bản thân người thực hiện.

Về sự phụ thuộc vào điều kiện sản xuất
Quá trình hoạt động của trường đại học diễn ra chịu sự tác của các yếu tố về điều kiện sản xuất nhất định giống như bất kỳ quá trình sản xuất của một đơn vị kinh tế nào khác. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện địa lý tự nhiên mà phụ thuộc nhiều vào các điều kiện xã hội ở môi trường mà nó hoạt động.

Hoạt động giáo dục đại học của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của người quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc dành sự đầu tư cho hoạt động GDĐH hay không, giải quyết các vấn đề nảy sinh của thị trường GDĐH ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào tạo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành tựu văn hóa.