1/ Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Theo Sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành ngày 1/1/1948, doanh nghiệp nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia.

Điều 2 Sắc lệnh này ghi nhận khái niệm doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển”. Sau đó, những đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc doanh (trong nông nghiệp), cửa hàng quốc doanh (trong thương nghiệp)…

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì
+ phân tích hoạt động kinh doanh

Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Điều 1 Nghị định này đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ sở hữu.

Doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa trong Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao”.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
a) DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập

Điều này thể hiện ở chỗ tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kí quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết. Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà nước trực tiếp thành lập mà chỉ cho phép thành lập trên cơ sở xin thành lập của người hoặc những người muốn thành lập doanh nghiệp.

b) Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận tài sản của nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu của Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là chủ thể kinh doanh nhưng chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lí và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn : https://luanvan1080.com/khai-niem-do...-nha-nuoc.html