Rơle trung gian Schneider là một thiết bị dùng để điều khiển đóng cắt mạch điện. Nó giúp điều khiển quá trình làm việc của các mạch điện động lực. Rơ le này hoạt động dựa vào sự thay đổi nháy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định.
>> Tham khảo: Rơle trung gian Schneider là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Các sản phẩm thiết bị rơle trung gian hiện nay trên thị trường thiết bị điện rất phong phú. Mỗi loại được thiết kế đa dạng chức năng như : relay điện cơ, relay điện tử bán dẫn , relay từ, relay số, relay nhiệt...

Các bộ phận cấu tạo chính của rơle trung gian Schneider
1. Khối tiếp thu: có chức năng tiếp nhận các tín hiệu đầu vào. Và sau đó, biến đổi dữ liệu này trở thành đại lượng cung cấp tín hiệu cần thiết cho khối trung gian.
2. Khối trung gian: Dữ liệu từ khối đưa đến sẽ được tiếp nhận ở khối này, bộ phận này giúp biến đổi dữ liệu thành đại lượng cung cấp cho relay tác động.
3. Khối chấp hành: thực hiện phát tín hiệu đến cho mạch điều khiển.

Các công dụng của rơle trung gian Schneider
Thiết bị rơle trung gian Schneider có nhiệm vụ làm "trung gian" chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác.
>> Xem thêm: Biến tần ATV32 Schneider
Nguyên lý hoạt động
- Khi dòng điện chạy qua rơle trung gian, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Và từ trường hút sẽ tác động đến một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện. Như vậy, sẽ làm thay đổi trạng thái của rơle. Tùy vào thiết kế, số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều
- Một mạch của rơle trung gian để điều khiển cuộn dây của rơ le: điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện cần kiểm soát có qua được relay trung gian hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF