Nguồn gốc xuất xứ
Chó Alaska hay chính là là Alaska Malamute hoặc Mahlemuts là 1 trong những giống chó kéo xe tại vịnh Kotzebue, của vùng đất Alaska. Người dân ở đây đã nuôi dưỡng và huấn luyện những chú chó Alaska để chúng có thể kéo xe dưới thời tiết lạnh giá. Sau khi vùng đất này trở thành 1 bang thuộc nước Mỹ thì giống chó Alaska nghiễm nhiên trở thành 1 giống chó của nước Mỹ.

Đặc điểm hình dáng của chó Alaska
Alaska được AKC phân chia thành 3 loại theo kích thước cơ thể lớn dần là Standard, Large Standard và Giant.



Chiều cao trung bình của 1 chú Alaska trưởng thành là từ 63,5 cm đến 68,5cm. Riêng dòng Giant có thể cao tới 70cm và nặng đến 75kg. Sở dĩ giống chó Alaska được chọn làm chó kéo xe bởi vì chân của chúng rất lớn và cơ bắp, với khung xương cao to, đặc biệt xương chân và các khớp xương chân rất phát triển. Bộ lông của chó Alaska cực dày, mềm và màu sắc biến thiên dần từ phần bụng cho đến sống lưng và mặt. Nếu như ở phần bụng lông của chúng có màu trắng toát thì ở phần sống lưng sẽ đậm sang màu khác và khuôn mặt thì phân thành các mảng trắng. Cũng như giống chó Husky, để có thể thích nghi với cái rét lạnh giá của Bắc Cực, chó Alaska có 2 lớp lông là lớp lông dài bên ngoài không thấm nước và lớp lông ngắn bên trong mềm mại và bông như lông cừu để dự nhiệt. Cặp mắt của chó Alaska được quy định theo màu lông và thường là mắt màu nâu, màu đen, màu xanh… Mắt chó Alaska có hình quả hạnh nhân và đặc biệt có đôi tai đầy lông tơ.

Đặc điểm tính cách của chó Alaska
chó Alaska được đánh giá là 1 trong những giống chó thông minh nhất. Với tính cách rất hiền lành, nghe lời chủ, thích vui đùa cùng trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với những vật nuôi khác trong gia đình.

Điều kiện sống và cách chăm sóc chó Alaska
Bạn hãy chỉ nên nuôi chó Alaska khi mà nhà bạn rộng rãi thoáng mát hoặc khu vực bạn ở có các sân bãi thoáng đãng để cho chúng có thể thoải mãi chạy nhảy 1 cách thường xuyên. Với bộ lông dày về mùa hè tại Việt Nam, Alaska cần đảm bảo nhiệt độ xung quanh luôn mát mẻ để tránh trường hợp chó sốc nhiệt.

Về cách chăm sóc lông, vì alaska có bộ lông dài và dày, đồng thời đây là tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của các chú chó Alaska nên bạn cần đầu tư thời gian để có thể chăm sóc bộ lông cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông, cụ thể mỗi ngày 1 lần và khi tắm rửa cho chúng các bạn nên dùng các loại sữa tắm chuyên dụng cho chó để cho bộ lông của chúng không bị khô xơ. Sau khi tắm phải sấy khô để tránh gây ra các bệnh viêm da và bệnh về đường hô hấp. Thi thoảng bạn cũng có thể chọn phương pháp tắm khô bằng phấn rôm cho chó nếu không có nhiều thời gian.

Các loại bệnh chó Alaska thường mắc phải
Do các đặc tính riêng nên Alaska thường mắc phải những căn bệnh riêng biệt. Nhất là vì bộ lông quá dày nên chúng thường rất dễ mắc các bệnh về da và lông như bệnh rận ký sinh trên lông, bọ chét ký,... Đặc biệt, chó Alaska còn hay mắc bệnh về giun ở mắt do 2 loại giun là Thelazia californieensis và T.Callipaeda ký sinh trong túi giác mạc. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm kết mạc thậm chí làm hỏng mắt của chó.

Ngoài ra, do loài nấm men cadida albican mà Alaska rất dễ mắc bệnh viêm miệng. Lúc này chúng sẽ cảm thấy đau, khó chịu trong miệng dẫn đến biếng ăn.

Petkul chúc các bạn thành công!