Bảo quản dược liệu là công đoạn quan trọng đảm bảo chất lượng dược liệu sau khi thu hái và phơi sấy. Công ty TNHH Dược phẩm JOINT VINA rất chú trọng công tác thu hái, chọn lọc, bảo quản dược liệu trước khi bào chế ra sản phẩm VIÊN SỤN KHỚP MED JOINT. Công ty chia sẽ một số phương pháp bảo quản dược liệu như sau:



Để giữ phẩm chất dược liệu được tốt, phải đóng gói trong bao bì và có chất bảo quản chống mốc mọt.Tất cả các loại dược liệu trước khi đóng gói phải sấy khô.

Tùy theo yêu cầu của dược liệu mà phải dùng chum, lọ, vại, thùng hoặc bao bì. Cụ thể:

- Dược liệu thảo mộc không hay bị mốc, mọt thì đựng trong bao tải, bao cói sạch, không rách nát. Tag: Cách dùng viên nang cao khô MED JOIN

- Các dược liệu là cành lá cồng kềnh nên ép thành từng kiện bọc cói hoặc bao tái bên ngoài để bảo quản tốt, vừa đỡ tốn công vận chuyển.

- Dược liệu là các loại hạt dễ bị sâu mọt, chuột phá hoại: Táo nhân, Ý dĩ nhân, Thương nhĩ tử, Hạt sen…nên cố gắng đóng trong hòm gỗ hoặc nếu có điều kiện có thể đóng thùng có lót giấy chống ẩm.

- Các dược liệu dễ hút ẩm: Ô mai, Long nhãn…cần đóng hòm có lót giấy chống ẩm hoặc giấy poly-ethylen. Long nhãn nên đựng trong chum lọ khô sạch, nút kính.

Tùy theo yêu cầu bảo quản: để khô chống mốc nên dùng vôi cục (Ngảy cứu, Mần tưới…). Sau một thời gian bảo quản, nên sấy khô hoặc xông lại bằng Lưu huỳnh để chống mốc mọt. Trong bảo quản thực hiện các khâu sau: Làm khô lại: Phơi sấy, hong, xông khói… Đựng thuốc trong dụng cụ không thấm ẩm. Cho thêm các chất hút ẩm cạnh tranh như gạo rang, than củi, vôi cục… Diệt mốc: xông bằng Lưu huỳnh. Để nơi khô ráo, cách mặt đất 8-10 cm. Nếu có điều kiện, phải có kho bảo quản riêng: dược liệu là lá, hoa, thân thảo; dược liệu là cành, thân, thân củ;… và dược liệu đã qua chế biến. Kho dược liện duy trì nhiệt độ từ 25-30 độC và độ ẩm từ 65% - 75% là tốt nhất. Tag: Ưu điểm của viên nang cao khô MED JOINT

a. Một số cách để dành thuốc: Nhân sâm để chung với Tế tân; Băng phiến để chung với Đăng tâm; Bằng sa chung với Đậu xanh: Hoài sơn vùi trong tro khô; Gừng tươi vùi trong cát ẩm.

b. Độ ẩm trung bình cần có của một số dược liệu trong quá trình bảo quản Rễ có độ ẩm < 15%. Lá có độ ẩm < 10-12%. Vỏ cây có độ ẩm < 10-12%. Hoa có độ ẩm < 10-12%. Hạt có độ ẩm < 10%. Tinh bột có độ ẩm , 10-14%. Dược liệu có tinh dầu có độ ẩm < 10-20%.

c. Bảo quản thuốc thành phẩm.

- Thuốc thành phẩm Đông dược thường có đường, mật, cồn làm tá dược và chất bảo quản. Do đó phải bào chế đúng quy trình, thực hiện tốt các chế độ trong pha chế. Phòng pha chế và người pha chế phải đảm bảo vệ sinh, môi trường sản xuất phải khô ráo sạch sẽ. Thực hiên các biện pháp tẩy trùng để nâng cao chất lương. Tag: Hướng dẫn sử dụng viên nang cao khô MED JOINT

- Độ thủy phân của thành phẩm: viên hoàn cứng có độ thủy phần thấp hơn 6%; viên hoàn mềm có độ thủy phấn thấp hơn 11%. Các thành phần khác nên quy định chung trong Dược điển Việt Nam.

- Đóng gói thành phẩm trong đồ bao gói hợp lý; hạn chế nhiễm khuẩn và dễ hút ẩm.

Nguồn: medjoint.com.vn/bao-quan-duoc-lieu