1/ Khái niệm học chế tín chỉ
Trong kho tàng các tư liệu nghiên cứu, có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học.

Tham khảo các bài viết sau:
+ luận văn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ dự án kinh doanh nhà hàng

Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất có lẽ là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quan thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công Nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quan trình bày cách hiểu của ông về tín chỉ như sau:

Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm; thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…

Đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. (Bản dịch của Bộ giáo dục và Đào tạo).

Từ định nghĩa trên, kết hợp với nghiên cứu những định nghĩa khác về tín chỉ và thực tế đào tạo của đơn vị, tín chỉ theo cách hiểu của ĐHQGHN được cụ thể hóa như sau:

Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: học tập trên lớp; học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên); và tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. (ĐHQGHN 2006)

Trong thực tế ở một số Trường ĐH Việt nam hay cụ thể hơn là ở Trường chúng ta, theo nhóm nghiên cứu của chúng em TC lại được hiểu gần giống như một đơn vị học trình và một môn học được đo bằng nhiều TC. Mỗi một môn học hoàn thành thì sinh viên coi như đã tích l số TC theo quy định.

2/ Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ
Đòi hỏi sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần (tín chỉ);
Kiến thức cấu trúc thành các môđun (học phần);
Quy định khối lượng kiến thức phải tích lũy cho từng văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích lũy
Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự chọn);
Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ;
Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;
Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần); 3 học kỳ (15 tuần); hoặc 4 học kỳ (10 tuần);
Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần;
Có hệ thống cố vấn học tập;
Có thể tuyển sinh theo học kỳ;
Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học hoặc cao đẳng;
Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung;
3/ Những ưu, nhược điểm của việc đào tạo theo học chế tín chỉ
– Ưu điểm:

+ Có hiệu quả đào tạo cao

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kỹ năng của SV để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, SV được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau.

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phương diện này có thể nói học chế tín chỉ là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa thành nền đại học mang tính đại chúng.

+ Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao

Với học chế tín chỉ, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.

Với học chế tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Học chế tín chỉ cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng như ngoài nước.

+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo

Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế TC thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.

Nếu triển khai học chế tín chỉ các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho SV nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế tín chỉ, nếu trường đại học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹ được bên ngoài nhà trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho họ một tín chỉ tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng đại học. ở Mỹ trên một nghìn trường đại học chấp nhận cung cấp tín chỉ cho những kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ được ngoài nhà trường.

– Nhược điểm:

+ Cắt vụ kiến thức

Phần lớn các môđun trong học chế tín chỉ được quy định tương đối nhỏ, cỡ 3 hoặc 4 tín chỉ, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến thức thật sự có đầu, có đuôi, theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đó gây ấn tượng kiến thức bị cắt vụn.

+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên

Vì các lớp học theo môđun không ổn định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của SV có thể gặp khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế tín chỉ “khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng”.

Nguồn : https://luanvan1080.com/ly-thuyet-ch...e-tin-chi.html

View more random threads: