Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng,…


Ngoài ra không cần nhắc thì chắc ai cũng biết rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố như Bắc Kinh (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Doha (Quatar),…Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong đó 60% liên quan đến ô nhiễm không khí.

>> Xem thêm: nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở việt nam

Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc thì tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà đã gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và gây ra nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong. Những con số này đều cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng và gây tổn hại rất nhiều đến con người.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay đó là: Ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm không khí do con người gây nên trong đó Ô nhiễm không khí do con người tạo ra là yếu tố chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay cũng là nguyên nhân chính cho con số 3 triệu đáng thương tâm.

Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt, công việc mà con người tạo ra. Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nhất là với các nước đang phát triển – nơi mà được ví như bãi rác của thế giới khi mà tại các nước phát triển các vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên cao thì những nước đang phát triển trở thành một điểm đến cho các tập đoàn sản xuất lớn tập trung về đây khiến cho không khí bị ô nhiễm nhanh chóng và tồi tệ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:

- Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng.


- Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.

- Chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.

- Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than.

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường nơi trường học

Ô nhiễm không khí tự nhiên

- Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng;

- Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

- Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.


- Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí Metan, Clo, Lưu huỳnh… cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí do con người

View more random threads: