Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia.


UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu lục trên đang có nguy cơ mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm do lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý thải ra các sông, hồ. Trao đổi về vấn đề này, Phụ trách Chương trình Khoa học của UNEP Jacqueline McGlade cho biết, lượng nước chưa qua xử lý thải vào các sông, hồ ngày càng nhiều đã trở thành vấn đề lo ngại hiện nay, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.

>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại tp Hồ Chí Minh

Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới

Ô nhiễm nước đang là 'vấn nạn' lớn trên toàn cầu, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang loay hoay đối mặt với bài toán ô nhiễm nước, nhất là các nước đang phát triển, nơi có nhà máy, khu công nghiệp, trang trại 'mọc' lên như nấm.

Hầu hết các nước phát triển đều cho rằng, nông nghiệp là thủ phạm lớn nhất gây ô nhiễm nguồn nước ở nhiều quốc gia. Thuốc trừ sâu và các hóa chất sử dụng thường xuyên trong nông nghiệp cũng chính là các chất chính gây ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt. Chúng gây tích tụ nitrat trong nước mặt, gây ra sự nở hoa tảo độc.


Ở nhiều nước, các nhà máy, xí nghiệp cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước. Từ các nhà máy sản xuất, lưu trữ, sử dụng các hóa chất độc hại đến các nhà máy thải nước thải đơn thuần từ quá trình sản xuất… đều gây hại cho nguồn nước và môi trường xung quanh. Việc xả thải trực tiếp vào nước ngọt đang xảy ra ở hầu hết các nước phát triển.

Ô nhiễm nước còn xuất phát từ việc thải nhiên liệu. Đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi dân số gia tăng, dầu và nhiên liệu góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Những chất này thường tràn ra hoặc rò rỉ, lượng khí thải đi vào bầu khí quyển, “bám” các đám mây, sau đó theo những trận mưa rơi xuống đất, gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Xử lý chất thải là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển. Vi khuẩn, bệnh tật và ký sinh trùng có môi trường sinh sôi nảy nở…

Hậu quả của ô nhiễm nước đối với con người

Do nhiễm kim loại nặng

Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)…


>> Xem thêm: Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Do các hợp chất hữu cơ

Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hiđrôcacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.


Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.

Vi khuẩn có trong nước thải

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt