Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị khôngvấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.


>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

- Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

- Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4… 85% lượng khí thải độc hại là từ xe hơi và xe tải; 5,3% - trên các tàu sông và biển; 3,7% và 3,5% đối với phương tiện vận chuyển hàng không và đường sắt, tương ứng: ít hơn tất cả (2,5%) khí quyển bị ô nhiễm bởi các máy nông nghiệp (giống, người trồng, máy gặt đập, máy kéo, máy móc thiết bị).


- Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

- Bụi công nghiệp. Nó được chấp nhận để chia nhỏ nó thành các lớp tùy thuộc vào nguồn gốc. bụi cơ khí. Xuất hiện trong các quy trình công nghệ của các chất mài và vật liệu. tro bay. Nó được chứa trong khí thải trong trạng thái lơ lửng và là các tạp chất nhiên liệu khoáng không cháy. muội công nghiệp hoặc carbon mịn. Nó được hình thành khi quá trình cháy không hoàn toàn hydrocacbon hoặc sự phân hủy nhiệt của chúng.

Về cơ bản cho đến ngày nay, các nguồn ô nhiễm như vậy là các nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng nhiên liệu rắn và than đá.

Tác hại của ô nhiễm không khí

Nhìn chung những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí một phần là do các tác nhân tự nhiên như cháy rừng, núi lửa, bão bụi, quá trình phân hủy của động thực vật,…, một phần là do tác nhân từ con người như hoạt động công nghiệp thải ra rất nhiều khí độc, phát triển giao thông, vận tải, sinh hoạt của con người,…Tất cả những nguyên nhân đó đã gây nên rất nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến tất cả sinh vật
- Nito đioxxit, ozon, chì,…gây hại trực tiếp cho thực vật khi vào khí khổng.
- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật và làm giảm sự hấp thu thức ăn, làm cho lá cy nhanh vàng và rụng sớm.


- Làm cho trái đất nóng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Gây ra mưa acid làm cây thiếu thức ăn và giết chết các sinh vật đất.
- Con người tiếp xúc với khói bụi trong thời gian dài sẽ có thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và nội tạng,…

Trong hoàn cảnh không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người như thế, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục như di chuyển các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoài thành phố, phát triển công nghiệp xanh, thực hiện chiến dịch trồng cậy xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy tái chế chất thải,…

>> Xem thêm: Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

Làm thế nào để giảm nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể được giảm đi bằng cách đảm bảo rằng tòa nhà được thông gió và làm sạch thường xuyên để ngăn chặn sự tích tụ các chất độc hại từ việc đun nấu, hóa chất và nấm mốc, và đặc biệt là bỏ thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình cũng như xã hội.


Về ô nhiễm không khí ngoài trời, tránh tiếp xúc với nguồn ô nhiễm bằng cách sử dụng các phương tiện bảo hộ, đồng thời có kế hoạch lâu dài để tăng diện tích phủ xanh thực vật, đặc biệt là giữ được rừng. Ngoài ra, những đơn vị có thẩm quyền phải có biện pháp để quản lý tốt các phương tiện giao thông, giảm khí thải từ các hoạt động sản xuất, nhà máy.