KÍNH CƯỜNG LỰC, KÍNH TEMPER được sản xuất như thể nào ?
Đặc tính chung Kính cường lực có tính chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Kính cường lực có độ bền này là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho kính cường lực chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.Kính cường lực khi vỡ sẽ tạo ra các mảnh vỡ nhỏ, đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương cho con người. Ngoài ra, kính cường lực còn có tính năng thoát hiểm trong các toà nhà khi xảy ra hỏa hoạn (Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ lên đến 2950C).Vì vậy, quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất. Với những đặc tính ưu việt về độ chịu lực và độ an toàn cao nên kính temper đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới từ rất nhiều năm trước đây.
kính gia nhiệt – temper glass) được sản xuất theo phương pháp gia cường dao động ngang trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu. Kính nổi chất lượng cao được gia nhiệt đến điểm biến dạng (khoảng 6500C) và sau đó nhanh chóng làm nguội bằng luồng khí lạnh thổi lên bề mặt tấm kính một cách đồng đều và chính xác để làm đông cứng các ứng suất nén trên bề mặt kính. Qui trình này không làm thay đổi tính năng truyền sáng và tỏa nhiệt của kính nhưng nó làm tăng sức chịu nén bề mặt lên đến hơn 10.000psi (trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500psi). Áp suất của gió, sự va đập của vật thể lạ và những ứng suất nhiệt được tạo nên từ những yếu tố khác phải lớn hơn sức nén này thì kính cường lực mới có thể bị vỡ.
xem thêm : kính dán an toàn hai hay nhiều lớp
Quy trình sản xuất kính cường lực
+Quá trình nấu thủy tinh
Các loại thủy tinh thông thường được làm ra từ 3 nguyên liệu chính. Đầu tiên là cát, chủ yếu chứa silicon dioxide (SiO2). Đó cũng là nguyên liệu mà hãng Corning dùng cho quá trình sản xuất kính Gorilla Glass. Hai loại nguyên liệu còn lại là đá vôi và natri cacbonat (Na2CO3).
Đưa silicon dioxide vào trộn với các hóa chất khác trước khi nung chảy hỗn hợp đó thành thủy tinh. Sản phẩm thu được là aluminosilicate – nghĩa là thủy tinh có chứa nhôm, silic và oxy. Ngoài ra hỗn hợp này còn chứa ion natri, một thành phần quan trọng trong công đoạn sản xuất tiếp theo.

Bí mật thực sự ẩn sau kính cường lực là một quy trình hóa học gọi là "trao đổi ion". Kính aluminosilicate ngay từ đầu đã chứa rất nhiều ion natri. Corning sẽ nhúng những tấm kính này vào bồn chứa ion Kali.
Vậy thì quá trình đó diễn ra như thế nào? Để thay thế Natri bằng Kali, đầu tiên ta phải bẻ gãy các liên kết của Natri với tấm kính. Đó là lý do tại sao bồn chứa Kali phải cực nóng, Corning cho biết nhiệt độ của bồn phải đạt tới 400oC. Ở nhiệt độ này, các liên kết giữa Natri với kính aluminosilicate sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng vì Kali có khối lượng nguyên tử nặng hơn Natri, do đó nó vẫn có thể duy trì liên kết ion với tấm kính ở nhiệt độ cao.
Sau khi trải qua quá trình "tắm nóng", tấm kính aluminosilicate giờ đã chứa đầy ion kali. Sức nén đã tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt kính và cho nó sức mạnh mà những loại kính khác không có.
Xem thêm : kính dán phản quang