Hàng trăm ha cây thuốc phiện dần biến mất, thay vào đó là những nương, vườn cây trái xum xuê, cho thu nhập cao, ổn định. Cùng với đó, những chủ nhân của các nương thuốc phiện trước đây giờ đã trở thành các ông chủ, bà chủ với cuộc sống ngày một sung túc hơn và tương lai của con, cháu họ ngày một tươi sáng hơn.

Ký ức kinh hoàng

Hơn 20 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất, triệt phá và chống tái trồng cây thuốc phiện ở vùng Tây Bắc đã thu được những kết quả rất lớn. Trước đây, mỗi năm, trên địa bàn này có tới hàng ngàn ha cây thuốc phiện được gieo trồng, thu hoạch với sự tham gia của hàng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Nay cũng trên chính những nương vườn từng gieo trồng cây thuốc phiện này, đã xanh lên những sắc màu no ấm. Tag: máy sục khí


Mấy thập kỷ trước, huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La là một trong những địa bàn “nóng” về diện tích trồng cây thuốc phiện. Diện tích đất sản xuất có cây thuốc phiện ở thập kỷ 80 trải dài hàng chục km, từ xã Chiềng Hắc xuống tới Vân Hồ, được trồng xen với cây cải mèo. Lão nông Mùa A Tu - người dân tộc Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ (tách từ huyện Mộc Châu), nhớ lại: “Đất Mộc Châu tốt, khí hậu lại phù hợp nên cây thuốc phiện ở đây tốt lắm. Mỗi cây có nhiều quả, quả to như cái chén uống nước nên có thể lấy được nhiều nhựa...”.

Cây thuốc phiện nhiều như vậy, nhưng không mang lại cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà hầu hết chủ nương đều có cuộc sống hết sức khó khăn và tương lai tăm tối. Anh Tráng A Chu – dân tộc Mông, sinh ra đầu thập 80 trên đất Hua Tạt – Vân Hồ cho biết: Mùa thu hoạch đến, nhà nào cũng có thuốc phiện trong nhà. Trồng thuốc phiện để bán lấy tiền mua gạo ăn thì đã đành, nhưng nhiều gia đình đã “mang nợ” từ việc sẵn có thuốc phiện trong nhà. Không ít gia đình cả vợ, chồng, con cái đều nghiện hút thuốc phiện và chết dần, chết mòn. Người không chết sớm thì chỉ 40 tuổi là không thể lao động nhiều được nữa bởi “đói thuốc”, đói ăn. Tag: máy sục khí oxy

“Lớp tuổi như tôi, hơn chục năm trước đã có rất nhiều người từ giã cõi đời vì nghiện hút chất ma túy này” – Chu cho hay.

Cuộc đổi đời trên cánh đồng ma mị

Cũng theo ông Mùa A Tu, từ thập kỷ 90 trở lại đây, Sơn La quyết liệt xóa bỏ cây thuốc phiện. Ông bảo: Khi mới thực hiện phá cây thuốc phiện, dân chúng tôi lo lắm vì ngày ấy, loại cây này là một trong những nguồn thu chính của nông dân vùng cao. Nhưng rồi Nhà nước tổ chức cho học tập, tìm hiểu về tác hại của cây thuốc phiện; đưa cán bộ khuyến nông về hướng dẫn kỹ thuật làm ăn mới; đưa cây – con giống mới vào trồng để dân lấy nguồn thu. Đồng thời Nhà nước cũng tổ chức những đoàn thanh tra, kiểm tra và triệt phá diện tích tái trồng cây thuốc phiện rất quyết liệt nên thói quen canh tác bằng thứ cây ma mị ấy mất dần. Cây ngô lai giống mới, cây mận hậu là những cây trồng đầu tiên tạo nguồn thu mới cao hơn trên mảnh đất này.

“Chính trong những năm chuyển đổi ấy, tôi cũng từ bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng ngô lai và nuôi bò sinh sản. Lúc nhiều nhất, nhà tôi từng có tới 70 con bò và thu hàng chục tấn ngô/năm. Với những hộ khác, bản khác thì cây thuốc phiện cũng được từ bỏ. Nhờ thế nên cuộc sống đã bình yên hơn, tươi sáng hơn” – ông Tu bảo vậy. Tag: may suc khi

Theo báo cáo tổng kết nông nghiệp năm 2017 của huyện Mộc Châu thì huyện hiện có 24.201ha cây lương thực và thực phẩm với sản lượng lương thực trên 133.100 tấn/năm. Diện tích cây rau và hoa tươi đã đạt gần 1.600ha với sản lượng hàng năm hơn 63.000 tấn. Đặc biệt, trên địa bàn đã hình thành nhiều trang trại với tổng diện tích hơn 8.300ha cây ăn quả, cây công nghiệp và 105.000 con gia súc lớn, trên 706.000 con gia súc nhỏ, gia cầm… Đó chính là những nguồn thu lớn, bền vững, giúp đẩy lùi và xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện ra khỏi đời sống và sản xuất của người dân Mộc Châu.

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/nhung-vuon-cay-an-trai-tram-trieu-day-lui-nang-tien-nau-916583.html