1. Về phía sinh viên
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự học và tự nghiên cứu. Thế mà thói quen học vẹt, và chỉ học theo giáo trình hoặc bài vở của thầy cô đã hình thành từ khi còn học phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp nhiều khó khăn, hoặc cảm thấy mất phương hướng do không còn sự kiểm soát chặt chẽ của người dạy như thời học phổ thông.

Sinh viên còn xa lạ với việc tự hoạch định nội dung học tập và quản lý quá trình tự học của mình. Nhiều sinh viên sử dụng không đúng mục đích thời gian tự học đã được thiết kế trong chương trình. Các đơn vị đào tạo các cấp chưa có biện pháp để kiểm tra đánh giá việc tự học và tự nghiên cứu, nên thời lượng dành cho tự học và tự nghiên cứu của sinh viên vô hình trung trở thành giờ làm việc riêng tư như đi làm thêm hoặc học thêm bằng 2, thậm chí không loại trừ những trường hợp xấu khác…

2. Về đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giảng viên chưa được nghiên cứu và huấn luyện đầy đủ về phương pháp dạy học tích cực. Vì hiểu một cách cứng ngắt về phương pháp dạy học tích cực nên có hiện tượng đi từ thái cực này sang thái cực khác về phương pháp dạy học : có không ít giảng viên đi từ chỗ chỉ thiên về phương pháp đọc – chép hoặc diễn giảng đến chỗ phủ định sạch trơn các phương pháp và thủ thuật đứng lớp truyền thống.

Giảm số lượng giờ dạy nhưng không cắt xén chương trình, đó là phương châm của những nhà thiết kế chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhiệm vụ này không dễ thực hiện, nhất là khi giảng viên phải tự mò mẫm để thích nghi với hệ thống đào tạo mới. Vì thế, không ít giảng viên chọn cách làm dễ nhất là dạy đến hết giờ trên lớp, phần chương trình còn lại giao cho sinh viên tự học. Vì thế, việc tinh giản chương trình đào tạo chỉ còn mang ý nghĩa thuần tuý là cắt giảm giờ dạy một cách máy móc.

Nếu các bạn gặp khó khăn trong viêc hoành thành bài luận án tiến sĩ. Chúng tôi cung cấp dịch vụ nhận viết luận án tiến sĩ thuê tốt nhất thị trường. Hãy click ngay liện hệ cho chúng tôi nhé!

Việc kiểm soát tự học và tự nghiên cứu của sinh viên cũng chưa được tiến hành có quy củ và đều đặn, khiến xảy ra nguy cơ “khoán trắng” việc tự học cho tinh thần tự giác của sinh viên.
3. Về hệ thống quản lý giáo dục
Đánh giá về hệ thống quản lý giáo dục Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng đó là:
“một hệ thống quản lý tập trung quá mức. Nhà nước ôm đồm vào mình những chức năng không cần có, làm mất quyền chủ động, linh hoạt của các cấp cơ sở. Quyền tự quản không được thực thi, đặc biệt là ở các trường đại học” (Mai Diên, 2008, 44).

Chủ trương áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta chưa nhắm vào mục đích đại chúng hoá giáo dục đại học vì hiện nay các trường đại học Việt Nam chỉ nhằm đào tạo mới nhân lực theo cơ chế chọn lọc tinh hoa (élitisme) chứ chưa chú trọng đến đại chúng hoá (nâng cao mặt bằng dân trí và tạo ra sự năng động xã hội). Theo Martin Trow, khi nền giáo dục đại học chỉ đáp ứng cho ít hơn 15 % số người trong lứa tuổi thì nền giáo dục đó vẫn còn là nền giáo dục tinh hoa (dẫn theo Romainville M., 2003, 6). Hình thức thi tuyển đầu vào như hiện nay là biểu hiện của nền giáo dục tinh hoa.

Công tác tín chỉ hoá các chương trình đào tạo được bắt đầu bằng việc chuyển đổi cơ học từ số lượng đơn vị học trình sang số lượng tín chỉ, trong khi đội ngũ gỉảng viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng một cách có hệ thống và hiệu quả về triết lý giáo dục và các phương pháp dạy học mới phù hợp với phương châm giáo dục “lấy người học làm trung tâm”.

Phương pháp quản lý cứng ngắt thể hiện qua việc đánh đồng tất cả các ngành nghề đào tạo theo một khuôn mẫu duy nhất, không chú trọng đến đặc thù của từng ngành nghề (trước đây, tất cả các ngành đào tạo đều là 138 tín chỉ, và bây giờ là 120 tín chỉ). Việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ rất luộm thuộm, thể hiện qua việc thực hiện các biện pháp chấp vá do thiếu tầm nhìn và thay đổi liên tục, tạo ra tâm lý bất an trong đội ngũ giảng viên.
Dân chủ hoá trong quá trình đào tạo chưa được nhận thức đầy đủ, khiến chưa phát huy được tính năng động của người học. Nhiều biện pháp học vụ như đăng ký môn học, điều chỉnh thời khoá biểu, quản lý lớp học phần và lớp chuyên ngành… (x. Đào Ngọc Cảnh, 2008, tr. 5-6 Nguyễn Công Danh, 2008, tr. 22 Dương Hiếu Đẩu, 2008, tr. 29-30) gây nhiều phiền hà cho người học, đi ngược lại tinh thần của học chế tín chỉ. Việc quy định buộc thôi học ở điều 16 của quyết định 43/2007/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cứng nhắc, không phù hợp với nguyên lý tích luỹ kiến thức của đào tạo theo học chế tín chỉ.

Việc rút ngắn thời gian học tập cho sinh viên giỏi ở một số ngành đào tạo như dự tính trên lý thuyết là không khả thi, chẳng hạn như sinh viên sư phạm không thể học xong chương trình sớm hơn 4 năm, do phần thực tập sư phạm chỉ tổ chức vào học kỳ 2.

Việc quy định thời gian tối đa có thể hoàn thành chương trình đào tạo không dựa trên cơ sở khoa học (theo điều 6 mục 3 của quyết định 43/2007/BGD&ĐT, cử nhân là 4 năm + 4 học kỳ), là đi ngược lại tinh thần dân chủ hoá và đại chúng hoá giáo dục đại học. Để khống chế thời gian hoàn tất chương trình đào tạo của sinh viên, phải dựa trên chu kỳ thay đổi của chương trình đào tạo chứ không thể dựa trên các quy định cảm tính, tuỳ tiện.

Việc đăng ký môn học vào đầu mỗi học kỳ còn nhiêu khê và kéo dài: đợi đến hết đợt đăng ký thứ ba thì sỉ số lớp học phần mới ổn định, nghĩa là phải mất 4 tuần giảng viên mới có được danh sách sinh viên của lớp học phần, khiến công tác quản lý lớp học và đánh giá thường xuyên gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, nhất là đối với những sinh viên vào muộn.

Việc duyệt kế hoạch học tập của cố vấn học tập mang tính chất rất hình thức, đặc biệt là những lớp có sỉ số đông: không hiếm những trường hợp khi đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh vien mới biết mình đã “quên” đăng ký một vài học phần, thậm chí có trường hợp quên đăng ký 10 tín chỉ thay thế luận văn tốt nghiệp.

Việc giảm giờ dạy trên lớp được tiến hành một cách máy móc, theo một tỷ lệ chung cho mọi ngành đào tạo (66 %) là không khoa học, vì không dựa trên mục tiêu của các môn học. Ngành ngoại ngữ có rất ít học phần lý thuyết thuần tuý đa số là lồng ghép lý thuyết và thực hành, qua thực hành để chuyển tải lý thuyết. Ấy thế mà vẫn phải giảm số giờ lên lớp cùng tỷ lệ với những học phần lý thuyết là không phù hợp.

Số lượng tín chỉ tự chọn mà sinh viên có thể tiếp cận được là một trong những thước đo quyền dân chủ mà sinh viên được hưởng. Thế mà việc thiết kế và biên soạn các học phần tự chọn được diễn ra quá vội vã và không được tăng cường thường xuyên. Các học phần tự chọn còn quá ít, nên ý nghĩa của việc tự chọn để tự cơ cấu các học phần theo sở thích của người học chưa lớn. Đặc biệt là đối với các ngành đào tạo có ít sinh viên, thì các học phần tự chọn chỉ tồn tại trên danh nghĩa, vì nếu để cho sinh viên tự chọn thì lớp sẽ không đủ sỉ số tối thiểu để mở lớp. Vì thế, đầu học kỳ nào cũng có tình trạng lớp ảo, và việc tái cơ cấu các lớp – học phần mất khá nhiều thời gian. Những nguyên nhân ấy đã khiến việc thiết kế các môn tự chọn trong một số ngành chưa đi vào thực chất, ít nhiều mang tính hình thức.

Biện pháp đặc trưng của đánh giá kết quả học phần trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là việc đánh giá thường xuyên theo quá trình học tập, chứ không phải là việc áp dụng thang điểm ABC. Sự lẫn lộn giữa mục đích đánh giá và công cụ đánh giá như hiện nay đã làm phức tạp thêm không ít công tác chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xem thêm:
https://linkhay.com/link/2272653/chi...c-luat-kinh-te