1. Khi nào xuất hiện các triệu chứng rối loạn cảm giác
Một cách ngắn gọn, cảm giác là sự cảm thụ những kích thích mà cơ thể con người có thể nhận thấy được. Những kích thích này bao gồm kích thích về nhiệt độ, cảm giác đau, rung, chuyển động, kích thích nội tại trong cơ thể như bài tiết, vận mạch, điều hòa hormon,…

Làm sáng tỏ các triệu chứng rối loạn cảm giác – cách nhận biết
Những cảm thụ cảm giác này sẽ được truyền về não bộ để phân tích và chỉ đạo các phản ứng điều chỉnh để bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể cân bằng với ngoại cảnh một cách thuận lợi.
Khi phân loại cảm giác, nhận thấy có 3 loại gồm: Cảm giác nông (đau nông, nhiệt độ, xúc giác), cảm giác sâu (rung, tư thế, áp lực, trọng lượng) và cảm giác phức tạp (vẽ da trong không gian 3 chiều, nhận thức vật).
Khi tất cả các quá trình trên bị thay đổi, không diễn ra theo đúng chu trình vận hành để cơ thể duy trì tốt và chính xác chức năng cảm giác sẽ dẫn đến các triệu chứng rối loạn cảm giác mà người bệnh có thể nhận thấy được.
Tham khảo thêm:
+ đau nửa đầu bên phải phía trước
+ đau nửa đầu phải và tai phải
2. Các triệu chứng rối loạn cảm giác
Khi bị rối loạn cảm giác, người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng rối loạn cảm giác với các triệu chứng sau đây:
* Bị mất cảm giác
Người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau khi gặp phải các tác động cơ học, không thấy nóng lạnh nên không tạo ra được phản xạ tự vệ của cơ thể, không nhận thức được chính xác sự vật, định khi và cơ khớp thông thường. Người bệnh có thể mất một trong số các loại cảm giác này. Thời gian có thể gián đoạn hoặc mất hoàn toàn.
* Bị giảm cảm giác:
Đây là tình trạng mà tất cả hoặc một vài loại cảm giác bị giảm bớt, khiến người bệnh không nhận diện được chính xác loại kích ứng để có phản ứng điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
* Bị tăng cảm giác:
Là tình trạng tăng cao sự nhận biết về cường độ của một hay nhiều loại cảm giác do sự tập cộng các kích thích.
* Bị rối loạn cảm giác kiểu phân ly:
Đây là kiểu rối loạn xuất hiện khi tại một phần cơ thể bị mất một số loại cảm giác trong khi các cảm giác khác vẫn còn nguyên vẹn. Ví dụ cảm giác kiểu rỗng tủy khiến cơ thể nhận biết được cảm giác đau và nhiệt độ nhưng lại mất đi cảm giác sâu.
* Bị loạn cảm giác đau:
Triệu chứng này được đặc tả bao gồm các loại rối loạn sau:
– Tăng ngưỡng tri giác: Không nhận biết được các kích thích có cường độ nhẹ như sờ, ấm, mát
– Thời gian tiềm tàng kéo dài
– Cảm giác đau bùng phát dữ dội và nung nấu, dù đã ngừng các kích thích nhưng cảm giác đau vẫn còn lan tỏa về sau.
* Bị rối cảm:
Là tình trạng tri giác kích thích bị thoái biến, các cảm giác trái ngược hoàn toàn với bản chất của các loại kích thích. Chẳng hạn như thấy đau khi bị kích thích về mặt xúc giác, thấy nóng khi kích thích là lạnh,…
* Bị rối loạn cảm giác chủ quan:
Đây là triệu chứng rối loạn xảy ra theo các hướng sau:
– Di cảm: Người bệnh sẽ cảm thấy một cảm giác nào đó trong khi không hê có tác nhân kích thích trong thực tế. Phổ biến nhất chính là cảm giác kiểu kim châm, kiến bò, tê buồn, lạnh toát hoặc nóng bừng,…
– Cảm giác đau: Là khi cảm giác đau đã được xác định nguyên nhân và điều trị nhưng cảm giác đau vẫn không thuyên giảm.
Tham khảo chi tiết tại: http://khoathankinh.com/lam-sang-to-...-cam-giac.html