Trước đây, những bệnh về xương khớp xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay lại đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Các bệnh này tuy ít gây tử vong nhưng thường để lại các di chứng nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc bao gia đình.


Bệnh không của riêng ai

Xương khớp như cái khung nâng đỡ cơ thể, tạo nên vóc dáng con người. Qua thời gian, cùng với sự “già đi” của cơ thể, chúng ta cũng dễ gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp. Các bệnh xương khớp gây ra cảm giác đau đớn, cứng khớp, hạn chế vận động, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống. Nếu không được giải quyết sớm một số trường hợp nặng sẽ dẫn tới biến dạng khớp, tàn phế, không thể cử động hay đi lại được.

Các bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến nhất ngày nay. Từ chị lao công, anh xe thồ đến các nhân viên nơi công sở; từ chị bán hàng, cô thợ may đến các ông giám đốc, dường như ai cũng có thể gặp vấn đề về xương khớp. Như vậy tìm ra phương pháp để “đánh chặn từ xa” nỗi lo đau xương khớp là điều cần thiết.

Điều trị bệnh xương khớp:

Hiện nay, sau khi đi khám bệnh xương khớp tại các bệnh viên chuyên khoa, sau khi thăm khám, chụp phim … BS sẽ kê toa chung gồm nhóm thuốc sau: Giảm đau (với paracetamol, aspirin,…), kháng viêm non-steriod (NSAID) (như ibuprofen, diclophenac, … ), nhóm thuốc thư giãn cơ (như cyclobenzaprin, methocarbamol,… ) … .. tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh đau xương khớp bác sĩ sẽ cho toa thuốc phù hợp. Các trường hợp đau, viêm xương khớp nhẹ nhìn chung sẽ nhanh giảm, các trường hợp bị viêm, đau nhiều đôi khi phải mất thời gian dài. Tuy nhiên các thuốc nêu trên chỉ dừng ở mức điều trị triệu chứng, do đó cần thiết phải điều trị nguyên nhân mới giải quyết dứt điểm cơn bệnh viêm, đau xương khớp. BS trong quá trình thăm khám phải hỏi bạn về nghề nghiệp, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, trước đây và hiện có uống thuốc gì không …. để tìm ra nguyên nhân căn nguyên bệnh (trừ việc bạn bị tích tuổi thì bệnh xương khớp kéo đến theo quy luật tự nhiên) để khuyên bạn điều chỉnh phù hợp.

Bệnh đau, viêm xương khớp có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình không?

Trong quá trình quan hệ tình dục, cả hai giới đều phải tiêu hao nhiều năng lượng. Sự hoạt động của nhiều khối cơ và tiêu thụ lượng lớn calo nên cơ thể dễ bị đau mỏi xương khớp. Đau lưng, mỏi gối là những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau khớp khi quan hệ. Bình thường, sau khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi cuộc “yêu” thành công cần huy động tối đa năng lực của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng. Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc nên cuộc yêu không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục. Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối loạn cương dương trở nên thường trực hơn. Điều này càng dễ xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên con đường của quá trình thoái hóa. Bệnh viêm khớp gây đau và hạn chế cử động gây trở ngại cho hoạt động tình dục dẫn đến hậu quả là người bệnh chán nản, trầm cảm, không còn muốn bận tâm đến tình dục nữa. Đôi khi thuốc chữa viêm khớp cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh giảm ham muốn tình dục.

Do đó để bảo vệ hạnh phúc gia đình, người bệnh bên cạnh dùng thuốc đúng toa bác sĩ, điều chỉnh các sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nên kết hợp sử dụng đồng thời thuốc tây y, đông y để tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt giải quyết dứt điểm tận gốc căn nguyên dẫn đến đau viêm khớp.

Nguồn: medjoint.com.vn/suc-khoe-xuong-khop-ha%CC%A3nh-phu%CC%81c-gia-di%CC%80nh


Công ty TNHH Dược phẩm JOINT VINA

Cách dùng viên nang cao khô MED JOIN - Ưu điểm của viên nang cao khô MED JOINT - Hướng dẫn sử dụng viên nang cao khô MED JOINT

Địa chỉ: 78/5w Lâm Văn Bền, P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM

Điện thoại: 028 66 707 739 - 0869 739653

Email: Tuvanmedjoint@gmai.com