Một vùng miền với những con người chân chất, chịu thương chịu khó, luôn gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của cha ông như Nghệ An với tinh thần hiếu học vượt lên trên cuộc sống khó khăn. Ngay cả với đám cưới cũng được con người nơi đây quan tâm chú trọng. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị nhất về lễ ăn hỏi miền trung. Mời bạn đọc cùng tham khảo !

Click image for larger version. 

Name:	trap-an-hoi.jpg 
Views:	19 
Size:	64.4 KB 
ID:	2232

Những nghi lễ trong lễ ăn hỏi miền Trung

1. Rước lế ăn hỏi

Cùng giống như các vùng miền khác, khởi đầu của lễ ăn hỏi miền Trung là quy trình rước lế ăn hỏi. Cụ thể hơn là nhà trai sẽ khởi hành rước lễ qua nhà gái. Đội hình tham gia là những người đại diện, ruột thịt, cấp bậc cao trong nhà như: bố mẹ, cô, dì, chú, bác, chú rể, bạn bè của chú rể và đội nam thanh niên bê mâm lễ là không thể thiếu. Số lượng đội hình bê mâm tráp ăn hỏi tùy thuộc vào số lượng mâm tráp.

===> Để tránh những trường hợp không may xảy ra như: tắc đường, thiếu người,... nhà trai nên khởi hành sớm hơn để có thời gian kiểm tra, xem xét lại mọi thứ trước khi tiến hành lễ ăn hỏi đúng giờ tốt.

2. Trao lễ và tiếp khách

Trong lễ ăn hỏi miền trung, nghi thức này sẽ được tổ chức tại nhà gái. Nhà gái có đội hình nữ trẻ tuổi chưa chồng, mặc áo dài đỡ mâm lễ. Sau đó hai bên nam nữ trao lì xì cho nhau gọi là trao duyên.
Cô dâu và đại diện nhà gái mời nước các khách mời, trong đó đại diện hai bên sẽ nói chuyện, bàn bạc, thống nhất giờ rước dâu vào ngày cưới diễn ra sau đó.

3. Cô dâu chú rể ra mắt họ hàng

Chú rể và cô dâu sẽ ra mắt họ hàng hai bên và mời nước các quan khách. Cùng với đó là gia đình nhà gái dâng mâm lễ lên bàn thờ gia tiên và thắp hương như để báo cáo về ngày vui của gia đình. Cô dâu chú rể cũng thắp hương để cầu xin hạnh phúc, an lành cho cuộc sống sau này.
Trong nghi lễ này, bố cô dâu sẽ dùng nến tơ hồng - vật phẩm trong mâm sính lễ để thắp hương như thể hiện sự đồng ý, mọi chuyện đã được quyết định xong xuôi.

4. “Lại quả”’

Sau khi thắp hương, kính báo với tổ tiên, hai gia đình có có cuộc nói chuyện, giao lưu như để tăng tình cảm và hiểu nhau hơn.
Mẹ cô dâu sẽ chia một phần lễ vật cùng mâm tráp lại cho đoàn nhà trai trước khi họ ra về.

Lễ ăn hỏi ở miền Trung bao gồm những lễ vật gì ?

Nhắc tới lễ ăn hỏi miền trung thì không thể thiếu lễ vật hay còn được gọi là những mâm tráp ăn hỏi. Dưới đây là một số lễ vật chính, mời bạn cùng tham khảo tiếp:

Mâm trầu cau

Chắc chắn rồi, trầu cau là thứ không thể thiếu trong bất kì sự kiện lớn nào. Cau được chọn phải đồng đều, tươi xanh, không quá non hay già; được xếp nguyên buồng hàng trăm quả trong mâm tráp gỗ sơn son thếp vàng, kết hình long phụng hay hình trái tim từ lá cây vạn tuế. Cau được têm cùng lá trầu tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sắt son, bền chặt đến đầu bạc răng long.
Đặc biệt hơn, trong mâm trầu cau của người Huế thường phải có thêm gừng và muối để thể hiện lời hứa chung thủy cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

Mâm bánh phu thê

Bánh phu thê tượng trưng cho sự ngọt ngào, gắn bó bên nhau của vợ chồng. Ngay cái tên phu thê cũng khẳng định sự bền chặt, không thể tách rời nhau nên bánh phu thê thường được xếp thành từng cặp.

Mâm chè, rượu, thuốc

Chè, rượu, thuốc là những vật phẩm cơ bản trong lễ ăn hỏi miền Trung để dâng lên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Không có vật phẩm này coi như con cháu không nhớ về tổ tiên để báo cáo và cầu hạnh phúc.
Mâm tráp cũng được bố trí đẹp mắt, lịch sự, sang trọng để khẳng định sự trân trọng, yêu quý của nhà trai với nhà gái.

Đôi nến

Chỉ là cặp nến nhưng đây cũng là vật phẩm không thể thiếu trong bất kì lễ ăn hỏi miền Trung nào. Cặp nến tơ hồng vừa thể hiện tình yêu lúc nào cũng bừng cháy, có đôi có cặp vừa trang trọng thắp sáng trên bàn thờ gia tiên.
Bên cạnh đó, còn có những lễ vật khác mà nhà trai phải chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái như hạt mứt sen, lợn, xôi,... Tuy nhiên, những nghi thức lễ ăn hỏi miền Trung là điều quan trọng mà bất cứ cặp đôi nào cũng cần lưu ý để tránh những điều không hay xảy ra trong đám cưới.