Về việc giải quyết tranh chấp đất đai hay bất cứ những tranh chấp nào cũng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy muốn giải quyết được ổn thỏa, công bằng thì mọi việc đều được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

Trước khi tham gia tố tụng tại tòa án hoặc giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính thì đều phải trải qua thủ tục hòa giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp về đất đai nên tự hòa giải với nhau hoặc giải quyết tại cấp cơ sở. Nếu không được thì mới gửi đơn lên cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết.

Tương ứng với mỗi phương thức giải quyết thì thủ tục giải quyết tranh chấp cũng khác nhau. Cụ thể:

trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất dai

1. Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã
Căn cứ tại Điều 202 luật đất đai năm 2013 quy định:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Căn cứ vào quy định này thì thủ tục hòa giải là khâu đầu tiên và bắt buộc khi giải quyết trành chấp đất đai. Luật này khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì mới gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:
– Bước 1: Tổ chức hòa giải

+ Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình phải phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương

+ Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

+ Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.

– Bước 2: Lập biên bản hòa giải

+ Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

+ Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp



Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất
2. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cụ thể:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

– Như vậy, đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND thì sẽ gải quyết theo thủ tục hành chính.

– Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Nếu một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì các bên cũng có quyền khởi kiện tới tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.


Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự
Việc giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án và được tuân theo Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, các bên tranh chấp có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền tại địa phương nơi có bất động sản là đất đai đang tranh chấp.

Các bước giải quyết tranh chấp:
– Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án

+ Khi Tòa thụ lý thì cần thực hiện việc tạm ứng án phí và các yêu cầu của tòa.

– Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án sau đó tiến hành hòa giải

+ Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành.

+ Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

– Bước 3: Nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải không thành hoặc các đương sự không thỏa thuận được giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

+ Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.


Với những thông tin trên chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Nếu còn thắc mắc về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai hay bất kỳ vấn đề nào, xin vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.8698 Luật sư phụ trách TGS Law sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết. Xin cám ơn!