Đất đai từ xưa đến nay, vốn là tài sản quý giá của mỗi con người, nó không chỉ là tư liệu sản xuất tạo ra của cải nuôi sống con người mà đôi khi đó là tài sản mang giá trị tinh thần vô cùng lớn do đó trong nền văn học Việt Nam chúng ta cũng gặp không ít những câu ca dao, ngữ nói về vấn đề này như “tấc đất, tấc vàng”;” an cư lạc nghiệp”… Chính vì những giá trị đặc biệt như thế, những tranh chấp đất đai thường diễn ra rất phổ biết, việc giải quyết các tranh chấp này sẽ giúp các bên giải quyết các mẫu thuẫn, qua đó góp đó góp phần ổn định xã hội.

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?
Theo Luật đất đai năm 2013 được định nghĩa như sau: “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Cũng theo hiến pháp năm 2013 thì có quy định như sau: ” Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” .

Do đó, trong khái niệm tranh chấp đât đai thì chúng ta có thể hiểu như sau: Đối tượng tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, chủ thể tham gia tranh chấp không phải là chủ thể có quyền sở hữu đối với đất.

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ phố biến mà còn rất đa dạng về nội dung tranh chấp.

Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai
Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc chứng minh quyền sử dụng đất hợp hợp pháp đối với mảnh đất cụ thể nào đó. Nổi bật trong dạng tranh chấp này là tranh chấp ranh giới, địa giới đất…

Tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể thực hiện các giao dịch về dân sự về quyền sử dụng đất như mua bán đất đai, cho tặng đất, thừa kế nhà đất, góp vốn, đền bù giải phóng mặt bằng,…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Tranh chấp này liên quan đề việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Thông thường dạng tranh chấp này thường xảy ra khi người sử dụng đất sử dụng đất sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
– Một, phải bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

– Hai, là việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

– Ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện thông thông qua ba hình thức sau:

Hòa giải ở cấp cơ sở: Thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về chủ tịch UBND cấp xã
Giải quyết theo thủ tục hành chính: Thẩm quyền giải quyết sẽ thuôc về UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ TN-MT
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án cấp có thẩm quyền.
Để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai: https://tgslaw.vn/trinh-tu-thu-tuc-g...h-chap-dat-dai

Lưu ý: Để thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính và Tòa án thì người trong quan hệ trong chấp đất đai phải thực hiện thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở.

Xem thêm:

Thẩm quyền Giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây, là một số thông tin liên quan về vấn đề tranh chấp đất đai. Chúng tôi hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Nếu cần sự hỗ trợ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 1900.8698.