Sau đây, dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp Lawkey xin gửi tới các bạn bài viết về các điểm mới được bổ sung trong nhành nghê xuất nhập khẩu gạo
Luật doanh nhiệp 2014 cho phép doanh nghiệp tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện đã được pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh đó. Đồng thời, ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh phải được đăng ký với sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo đúng quy đinh của pháp uật

Với ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu gạo - doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh và ngành nghề này không thuộc doanh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, trước khi kinh doanh xuất nhập khẩu gạo, doanh nghiệp của bạn cần bổ sung các mã ngành nghề nằm trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam có liên quan đến xuất nhập khẩu gạo

Để có thể thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu , doanh nghiệp bạn phải đăng ký Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh)

Ngoài ra, để xuất nhập khẩu từng mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký mã ngành chi tiết liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ xuất khẩu. Ví dụ đối với doanh nghiệp bạn, bạn muốn xuất nhập khẩu gạo, doanh nghiệp cần phải bổ sung ít nhất một trong các ngành nghề sau đây:

4631: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ

4711 : Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

4721 : Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

4781 : Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên như sau:

Thẩm quyền: Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Thành phần hồ sơ:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bổ sung ngành nghề công ty kinh doanh .

- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

(Đối với quyết định và thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu tại 2 văn bản này - Quy định tại điều 1 - Nghị định 108/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Hình thức nôp: Nộp online hoặc nộp trực tiếp

- Nộp online:

Doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Doanh nghiệp đăng nhập vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn sau đó nộp tại đây. Điền thông tin đầy đủ sau đó scan hồ sơ đã ký và nộp theo hướng dẫn. (đối với sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, việc nộp hồ sơ online là bắt buộc, đối với các tỉnh thành khác, có thể nộp online hoặc nộp hồ sơ trực tiếp thông qua bộ phận một cửa tại Sở kế hoạch đầu tư

- Nộp trực tiếp

Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đã nộp hợp lệ sau đó nộp tại bộ phận 1 cửa của Sở kế hoạch đầu tư - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- THời gian thực hiện:

Sau 03 ngày làm việc, sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời doanh nghiệp về việc hồ sơ có hợp lệ hay không, trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, sau khi nộp lại bản gốc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có thể hiện nội dung đăng ký kinh doanh đã được thay đổi.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở kế hoạch đầu tư ra thông báo và nêu rõ lý do.

Hiện nay, Công ty Luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh với chi phí hợp lý. Hãy liên hệ ngay với bộ phận dịch vụ của chúng tôi để có thể tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật