Chương trình biểu diễn thiết bị hi-end hôm đó có tên “Bản giao hưởng số 1” do Công Audio, chuyên gia nổi tiếng trong giới, nhà cung cấp thiết bị hi-end đứng ra tổ chức.

Bất ngờ khi hi-end trình diễn… nhạc giao hưởng

Thật sự thì khi được rủ rê đi nghe trình diễn thiết bị âm thanh hi-end, mà người ta hay gọi là các thiết bị đỉnh cao, tôi không hào hứng cho lắm. Bởi tôi luôn cho rằng, các thiết bị âm thanh dù có thế nào đi chăng nữa, vẫn không thể bằng âm thanh tự nhiên.

Đơn giản, đó là những thiết bị dùng để tái hiện lại âm thanh, mà đã tái hiện lại thì làm sao mà có thể giống thật được. Ngay tiếng đàn dây sắt thôi, đã là cả một vấn đề. Làm sao cho ra được chất gai góc của dây sắt, lại ra được những chỗ rung nhấn truyền cảm của nhạc công. Ấy là chưa nói đến những cái khó hơn như tiết tấu, như vị trí của dàn nhạc.


Thêm nữa, vì công việc, nhiều năm tôi phải tiếp xúc với nhạc sống, với âm thanh thật, nên sự hào hứng lại càng không có. Đối với tôi, những thiết bị âm thanh hi-end tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ, chỉ đơn giản như một trò chơi thể hiện đẳng cấp mà thôi, không hơn không kém. Tag: ghe karaoke

Nghe đến đó, một số bạn bè tôi, những người chơi hi-end đến độ cuồng nhiệt đều chỉ cười và bảo, anh cứ đến đi rồi biết. Lúc này, sự hào hứng trở lại, thêm nữa, khi biết là các chuyên gia của hãng cũng tham gia, tôi càng chẳng có lý do gì để ngăn sự tò mò.

Chương trình biểu diễn thiết bị hi-end hôm đó có tên “Bản giao hưởng số 1” do Công Audio, chuyên gia nổi tiếng trong giới, nhà cung cấp thiết bị hi-end đứng ra tổ chức.

Lựa chọn cái tên này, người tổ chức cũng đã ngầm ý rằng những thiết bị hi-end ấy đủ sức trình tấu nhạc giao hưởng. Tôi hơi nghi ngờ, bởi nhạc giao hưởng là loại nhạc bác học, lại rất khó tái hiện lại bởi sự phức tạp. Có những bản nhạc đến vài trăm nhạc công, cùng với các bộ nhạc cụ khác nhau về chất liệu cũng như âm sắc. Và với nhạc giao hưởng, ta chỉ nên đi nghe ở nhà hát. Vừa sang trọng, lại vừa thưởng thức được trọn vẹn những tác phẩm đã là di sản văn hoá của thế giới.

Hệ thống âm thanh tham chiếu hôm đó cũng vào loại “khủng”. Nguồn phát và ampli cao cấp của hãng âm thanh Thuỵ Sỹ CH Precision, loa tham chiếu của Borrensen Acoustics cùng dây dẫn và đồ chống rung của hãng Ansuz Acoustics. Theo anh Vũ Đức Công, giám đốc thương hiệu Công Audio, đây là hệ thống tham chiếu đã được Công Audio cùng các chuyên gia, ông Frits Dalmose Giám đốc Bán hàng kiêm đồng sáng lập Ansuz, ông Florian Cossy và nhà sáng lập - điều hành hãng CH Precision phối ghép rất công phu để “chiều” những đôi tai khó tính nhất.

Và quan trọng là những thiết bị hi-end ấy được trình diễn lần đầu tiên tại Việt Nam, trước khi tham gia các triển lãm nghe nhìn. Có nghĩa là, những người nghe hôm ấy được thưởng thức đầu tiên những thiết bị hi-end mà rất có thể sau này sẽ thành những “huyền thoại” audio.

Vỡ òa cảm xúc

Ngay khi những nốt nhạc đầu tiên cất lên, tôi đã suýt nữa giật mình. Tiếng đàn piano, một trong những âm thanh khó tái tạo nhất bởi nó rất thánh thót và nhiều tiếng vọng, nghe như thật dù mở ở mức âm lượng nhỏ. Một lát sau, tiếng violon cất lên, vẫn tái hiện được tiếng vĩ, rất ngọt ngào dù có đôi lúc không thật lắm. Tiếng contrebass lan toả dưới nền đất, quá đủ để người ta không bị nhầm với tiếng guitar bass. Tag: bảng hiệu karaoke

Thấy tôi gật gù, mấy người bạn có vẻ như nở nụ cười khoái trá. Hình như người chơi hi-end là vậy, họ ít nói về thiết bị, chỉ lẳng lặng chứng minh cho người khác thấy đẳng cấp của hi-end qua những việc tinh tế như thế. Và khi tiếng kèn saxophone cất lên thì tôi cảm giác như nổi hết gai ốc. Tiếng đàn khò khè, cảm giác rõ tiếng lấy hơi của nhạc công.

Nghe được một lúc, các chuyên gia của hãng làm một bài test nhỏ, đó là thay sợi dây cắm từ ổ điện ra các thiết bị bằng sợi dây cao cấp hơn để chứng minh sự nâng cấp thiết bị.

Tôi tò mò lắm, bởi dây điện chẳng qua là cung cấp điện, chứ làm gì mà đến mức huyền bí như thế, trừ phi thay bằng dây lõi nhỏ hơn gây sụt điện như thời bao cấp làm cho đài đang kêu bình thường bỗng eo éo như bị ngạt mũi. Ô chao, đúng là có thay đổi.

Tiếng trầm đang hơi rền, không chắc bỗng gọn lại, có lực hơn và lại êm hơn rất nhiều. Ở những nốt cao, âm thanh rộng hơn và khoáng đạt hơn. Tiếng symbale nghe dễ chịu hơn. Bản nhạc dứt, mọi người vỗ tay như thể cảm ơn một nghệ sỹ thượng thặng thì đúng hơn. Một người chơi hi-end bảo, đấy là lý do vì sao đến giờ tôi tiêu nhiều tiền dây loa dây nguồn hơn cả tiền cho loa và ampli.

Tôi đọc đâu đó ở một tạp chí về nghe nhìn rằng, không có đôi loa nào hay thiết bị âm thanh nào thể hiện tốt các dòng nhạc, và cũng thầm thắc mắc thế với buổi biểu diễn này, tất nhiên mình chưa chơi hi-end nên không dám phát biểu, như tật cố hữu được học từ nhỏ là đừng thể hiện mình. Nhưng những người chơi hi-end trong buổi biểu diễn này thì không như thế, họ đề nghị thử đánh nhạc Rock xem sao?

Ngay lập tức, giai điệu Rock Metal nghe quen quen mà tôi không nhớ nổi đã nghe ở đâu cất lên. Không hề chát chúa và chói tai như thỉnh thoảng hàng xóm hay mở lúc đám cưới hoặc nhậu nhẹt-đấy cũng là một trong những lý do khiến tôi hay bỏ thời gian ra đi nghe nhạc sống-mà rất dễ nghe, tạo được sự hào hứng. Tiếng bass căng mọng mà không gây ù tai, một trong những nguyên nhân khiến người ta hay phải dùng chất kích thích để phiêu cùng nhạc Rock. Tag: bảng hiệu bar

Đến lúc này, tôi gần như bị chinh phục hoàn toàn bởi âm thanh hi-end. Tuy còn đôi chỗ không được như âm thanh thật, nhưng rõ ràng, nó đem lại cảm giác phấn khích và thư thái tuỳ loại nhạc mà nó thể hiện. Rõ ràng, hi-end đắt là có lý, chỉ khi ta trải nghiệm đủ thì mới thấy được điều đó.

Không phải tự nhiên mà có những chiếc đồng hồ có giá hàng triệu đô, những chiếc xe hơi hàng trăm tỷ mà vẫn có người mua. Thiết bị hi-end cũng vậy, bởi nó là đẳng cấp về văn hoá, thứ mà chưa chắc có tiền đã sở hữu được.

Vấn đề còn lại, chỉ là cày cuốc chăm chỉ để sắm thiết bị hi-end, để mang cả dàn nhạc về căn phòng riêng của mình mà thưởng thức.

Nguồn: doisongvietnam.vn/noi-da-ga-voi-buoi-nghe-nhac-tu-thiet-bi-am-thannh-co-gia-ca-mot-gia-tai-66265-13.html