Bệnh thoái hóa khớp gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh đặc biệt là căn bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn tỏng việc đi lại, chạy nhảy. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm hoặc để quá lâu sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều biến chứng và đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng liệt hoàn toàn. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó bệnh nhân cần kết hợp với các chế độ ăn uống hàng ngày và những động tác tập thể dục nhẹ nhàng. Vậy bị thoái hóa khớp nên ăn gì. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ớt đỏ và các loại trái cây họ cam

Ớt đỏ và các loại trái cây họ cam như cam, bưởi, cà chua, dứa, xoài, quả việt quất, mâm xôi và dưa hấu rất giàu vitamin C. Vitamin C giúp sản xuất collagen, tạo nên sụn, đồng thời giúp cơ thể của bạn sửa chữa và duy trì sụn. Vitamin C là một trong những chất chống ô-xy hóa có thể giúp lành đĩa đệm bị thoái hóa. Do đó, những loại thực phẩm này rất tốt cho việc chữa lành thoái hóa đĩa đệm ở khớp gối.


Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều vitamin C. Dùng hơn 2.000mg vitamin C mỗi ngày có thể dẫn đến một số biến chứng như khô tóc và da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, hoặc sưng khớp.



Trái bơ có thể giúp bạn bảo vệ sụn khỏi thoái hóa và thúc đẩy việc sửa chữa các đĩa đệm bị thoái hóa ở khớp gối. Chúng cũng có thể làm chậm quá trình phát triển thương tổn của sụn.

Trái bơ là nguồn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, bao gồm kali, lutein, folate, vitamin B, vitamin C và vitamin E. Bạn có thể ăn sống, xay sinh tố hay làm các món ăn khác từ bơ.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa omega-3, một loại axit béo tốt cho đĩa đệm khớp gối của bạn. Các loại hạt cung cấp một lượng nhỏ protein và carbohydrate. Một số loại quả hạt có thể kể đến là quả óc chó, hạnh nhân, hoặc mắc ca.

Rau lá màu xanh đậm

Rau màu xanh đậm là những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng có chứa vitamin A, C, E, canxi, kali và magiê. Chúng rất giàu chất chống ô-xy hóa giúp làm chậm sự thoái hóa của sụn.

Rau màu xanh đậm gồm các loại như rau diếp, bông cải xanh, tỏi tây, và cải xoăn.
Rau củ màu cam

Rau củ màu cam rất giàu vitamin A, C, B6 và canxi. Vitamin C thúc đẩy quá trình sản xuất collagen trong cơ thể còn collagen giúp đĩa đệm của bạn tự lành tốt hơn.
Rau củ màu cam gồm có cà rốt và bí ngô.

Trà

Trà rất giàu chất chống ô-xy hóa như anthocyanin và pro anthocyanin, có thể giúp chống lại quá trình viêm và sự tổn thương các tế bào. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trà như trà đen , trà lài, trà hoa cúc, v.v… Nếu không quen uống trà bạn có thể dùng thử trà xanh trước, nhưng nên lưu ý rằng caffeine trong trà thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng tư duy.




Cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời. Axit béo Omega-3 được chứng minh là tốt cho sụn và có thể được tìm thấy trong tất cả các loài cá. Nhưng nguồn cung cấp omega-3 nhiều nhất là cá hồi, sò, cá mập, cá thu, cá ngừ, cá trích. Nếu có thể, bạn nên tránh ăn cá chiên và cố gắng ăn cá tươi nếu có thể 2-3 lần một tuần.

Tôm

Glucosaminr có thể được tìm thấy trong tôm, đặc biệt là ở phần vỏ. Glucosamine giúp cải thiện các đĩa đệm bị thoái hóa và giúp bạn duy trì khớp gối khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với tôm hoặc có rối loạn đông máu thì bạn nên cân nhắc việc sử dụng loại thực phẩm này. Glucosamine cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và lượng đường trong huyết của bạn.

Các thực phẩm dinh dưỡng có chứa chất chống ô-xy hóa hay axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đĩa đệm khớp gối. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều là tốt, vì vậy bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn uống tốt nhất.