Mặc dù nâng ngực là kỹ thuật đơn giản, khi chấp nhận cách làm đẹp này, chị em vẫn phải đối mặt với một số tình huống nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể mất mạng.

Nâng ngực là nhu cầu làm đẹp chính đáng của chị em. Nhiều người đã chi hàng trăm triệu đồng để cải thiện vòng một. Để bảo vệ an toàn cho bản thân, chị em cần biết những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trước khi quyết định "dao kéo" vòng một.1. Nâng ngực dù đang có bệnh.

>>> Xem thêm: nâng ngực túi nano chip

>>> Xem thêm: nâng ngực bao nhiêu tiền

>>> Xem thêm: http://nangngucodaudep.com/





Bác sĩ khuyến cáo những người mắc bệnh chuyển hóa, đái đường, tim mạch, gan thận, tâm thần không nên nâng ngực.

“Nhiều người mang bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê dễ có biến chứng hậu phẫu. Ở đây, khi làm phẫu thuật chúng tôi phát hiện một trường hợp máu không đông nên đã không thực hiện phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân này đến một phòng mạch khác, bác sĩ chủ quan không kiểm tra, xét nghiệm, khi phẫu thuật đã xảy ra tai biến chảy máu. Trong suốt 7 ngày với sự tham gia của nhiều y bác sĩ, chúng tôi mới cứu được bệnh nhân”, bs cho biết.

2. Sốc phản vệ

Theo trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Thông thường, gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư, nhưng gây mê phải làm ở bệnh viện với đội ngũ bác sĩ có tay nghề và trang thiết bị đầy đủ.

Trong quá trình gây tê, nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Khi không được cấp cứu kịp thời, tình huống này có thể khiến bệnh nhân choáng, hôn mê thậm chí mất mạng.

Một biến chứng khác cũng có thể xảy ra trong quá trình gây mê là việc không chú ý đến nồng độ oxy. Kỹ thuật viên để nồng độ oxy tụt xuống quá thấp sẽ gây nguy hiểm đối với bệnh nhân.

3. Chảy máu quá nhiều

Trong phẫu thuật nâng ngực, quá trình cầm máu không tốt có thể gây tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, ép phổi.

Do đó, chuyên gia này khuyến cáo: “Chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn người có kinh nghiệm. Hơn nữa cơ sở phẫu thuật phải có đủ trang thiết bị và đông bác sĩ và y tá tham gia để kịp thời xử lý các sự cố”, Bs cho hay.

4. Nhiễm trùng

Bác sĩ cho hay khi nâng ngực, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng từ ngày thứ 2-6, các dịch tiết chảy ra nhiều, ngực căng, đau nhức hoặc chảy dịch qua đường mổ.

Khi nâng ngực bị hỏng, biện pháp khắc phục duy nhất là đến các bệnh viện lớn để bác sĩ thực hiện thăm khám, tháo túi ngực cũ.

Với các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy các chất nâng ngực khỏi bộ phận này, cầm máu, khử trùng. Nặng nhất, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần ngực, tái tạo một bộ phận khác.

5. Tái nhiễm trùng khi nâng ngực lần thứ hai

Theo bác sĩ Sơn, đa số trường hợp phải mổ lại là do nâng ngực bị hỏng. Khi đó, vòng một bị biến dạng, chảy xệ không giữ được hình dạng ban đầu và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe khác.

Với các vật dụng nâng ngực bằng chất rắn như silicon dẻo, túi gel, việc lấy ra khá đơn giản. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý những chất như silicon lỏng (đã bị cấm dùng) và chất làm đầy phải thận trọng khi sử dụng vì chỉ có thể lấy được một phần. Phần còn lại phải chờ chúng tự tiêu, mất ít nhất từ sáu tháng đến hai năm.

Sau khi khắc phục hậu quả, chị em mới có thể tiến hành làm lại ngực. Song, điều này cũng có những nguyên tắc nhất định. Bác sĩ khuyến cáo: “Việc thực hiện nâng ngực lần thứ hai chỉ nên thực hiện sau ít nhất ba tháng. Khi các mô còn viêm, vết thương vẫn sưng, chị em tuyệt đối không làm lại ngực. Lúc này, các phẫu thuật viên rất khó dự tính chính xác kích cỡ của khung ngực mới, dễ dẫn tới việc bị co rút, nguy cơ nhiễm trùng cao”.