Bài viết sau đây, công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Lawkey sẽ cung cấp những thông tin về các hình thức xử phạt chậm thanh toán theo hợp đồng.
Về các điều khoản có trong hợp đồng, Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 (thay thế bởi: Bộ luật dân sự năm 2015) quy định:

Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Luật thương mại số 36/2005/QH11 quy định:

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Căn cứ quy định trên, nếu trong hợp đồng đã thỏa thuận sẵn về việc phạt lãi chậm thanh toán và lãi suất không trái quy định pháp luật thì bên nào vi phạm việc phạt và mức phạt sẽ áp dụng theo hợp đồng. Trước tiên, công ty bạn gửi thông báo hoặc công văn về việc chậm thực hiện theo hợp đồng. Pháp luật không quy định chuẩn về hình thức thông báo. Hình thức bằng văn bản do công ty bạn soạn thảo và gửi cho bên vi phạm. Nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, công ty bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra TAND cấp huyện, nơi công ty kia có trụ sở để khởi kiện về việc bên mua vi phạm hợp đồng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.