Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là tác nhân chính gây nên viêm dạ dày thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời. Vậy vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có lây không? Viêm dạ dày HP nên ăn gì? Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Vi khuẩn HP là gì, có lây không, lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP và các con đường lây nhiễm

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong 12dạ dày người gây nên viêm dạ dày. Chúng tấn công niêm mạc dạ dày của người bệnh và có thể thay đổi để thích nghi ngay cả ở những môi trường khắc nghiệt như axit dạ dày. Vi khuẩn HP làm biến đổi môi trường xung quanh và giảm giảm nồng độ axit để sống sót.



“Vi khuẩn HP có lây không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo Giáo sư, bác sĩ Hà Văn Quyết – Giám Đốc Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn, vi khuẩn HP có thể lây qua một số con đường sau:

  • Sống trong môi trường tập thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho nhau.
  • Lây qua đường ăn uống, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc đường miệng với những người nhiễm vi khuẩn HP.
  • Nguồn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo.


Tìm hiểu thêm về Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn tại:

https://twitter.com/baosonhospital2

https://www.behance.net/baosonhospital

Nguyên nhân gây viêm dạ dày HP

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày HP, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Do vi khuẩn HP xâm nhập mà không phát hiện sớm.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học (ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ).
Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá khiến niêm mạc dạ dày bị suy yếu.
Ảnh hưởng của thuốc Tây y trước đó chưa tiêu diệt được tận gốc vi khuẩn.
Viêm dạ dày HP dương tính và cảnh báo mối nguy hiểm
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường không có bất cứ triệu chứng nào nhưng khi các vi khuẩn này gây ra các vết viêm, loét thì các triệu chứng sẽ xuất hiện rất rõ rệt.

Triệu chứng viêm dạ dày vi khuẩn HP

Thường xuyên đau, bỏng rát vùng thượng vị.
Buồn nôn, nôn vào sáng sớm.
Chán ăn, đầy bụng và ợ hơi, ợ chua.
Sút cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Biến chứng của viêm dạ dày HP

Cũng theo bác sĩ Hà Văn Quyết, viêm dạ dày HP để lâu khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm:

Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây chính là giai đoạn khi bệnh đã tiến triển nặng, các vết viêm nặng, ổ loét lan rộng và vi khuẩn phát triển nhanh, lây lan cả sang các vị trí khác.
Thủng dạ dày: Khi các ổ loét sâu, làm niêm mạc dạ dày yếu sẽ gây nên hiện tượng thủng dạ dày khiến người bệnh mất máu nhiều có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
Tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn.



Viêm dạ dày vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Không chỉ là tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau củ hay hạn chế đồ ăn cay nóng mà người bệnh còn cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm dạ dày HP được bác sĩ Hà Văn Quyết gợi ý:

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Nguyên lý điều trị viêm dạ dày HP dương tính là tiêu diệt vi khuẩn, ức chế vi khuẩn HP phát triển, làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Giáo sư, bác sĩ Hà Văn Quyết đưa ra một số giải pháp điều trị viêm dạ dày HP dương tính phổ biến:

Để có thể điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP thì người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc giảm tiết axit dịch vị như: clarithromycin, thuốc ức chế bơm proton [PPI], và amoxicillin hoặc metronidazole….Các loại thuốc này chống chỉ định dành cho bệnh nhân đang mang thai, cho con bú hoặc người già.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn bằng cách gọi điện thoại theo số Hotline 0915850770, hoặc bạn cũng có thể để lại câu hỏi trên website http://tamsoatungthubaoson.over-blog.com để được tư vấn một cách chính xác và nhanh chóng nhất!