Việc chính phủ Brazil nới lỏng các quy định về sử dụng thuốc trừ sâu đã khiến cho dân số loài ong bị suy giảm đột ngột, đe dọa hệ sinh thái ở quốc gia nhiệt đới này.

Trong khi hàng nghìn những đám cháy rừng nhỏ lẻ vẫn diễn ra ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon, Brazil đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hệ sinh thái khác: những tổ ong trống rỗng. Đầu năm nay, những người nuôi ong ở quốc gia này cho biết họ mất khoảng 500 triệu con ong mật chỉ trong vòng 3 tháng.

Mọi thứ diễn ra quá nhanh, với quy mô khủng khiếp, là phần tiếp theo trong sự suy tàn của loài ong, vốn đã bắt đầu từ năm 2006 ở Bắc Mỹ và châu Âu. Điều khác biệt là ở Bắc Mỹ, số lượng ong giảm dần, trong khi tại Brazil, những con ong lăn đùng ra chết khi đang bay.


Thuốc trừ sâu tăng, số lượng ong giảm

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này ở Brazil chính là thuốc trừ sâu. Chính phủ Brazil đã nới lỏng các quy định về sử dụng thuốc trừ sâu trong thời gian gần đây, khiến cho loài ong phải tiếp xúc nhiều hơn với liều lượng hóa chất độc hại.

Gần 300 sản phẩm thuốc trừ sâu mới đã được cho phép bán ra thị trường kể từ đầu năm, bao gồm cả những dòng sản phẩm được biết đến là gây nguy hại cho ong, vốn bị kiểm soát chặt chẽ ở những quốc gia khác.

"Ngay sau khi những con ong còn khỏe thu dọn xác của những con bị chết đi, chúng cũng bị nhiễm bệnh. Và chúng bắt đầu chết với số lượng lớn", ông Machado, Phó chủ tịch Hiệp hội Nuôi ong Rio Grande do Sul, cho biết.

Việc những con ong lăn ra chết đặt ra câu hỏi về việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu trong ngành nông nghiệp Brazil, và liệu những hóa chất độc hại này có khả năng đi tới cơ thể con người qua đường ăn uống hay không.

Hầu hết số ong chết có dấu hiệu của việc nhiễm độc Fipronil, một loại thuốc diệt côn trùng mà Liên minh châu Âu cấm sử dụng, trong khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) phân loại Fipronil là chất có khả năng gây ung thư ở người.

Kể từ khi Tổng thống Jair Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1, Brazil đã cho phép bán ra thị trường 290 loại thuốc trừ sâu, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và một dự luật tại quốc hội sẽ nới lỏng các quy định về thuốc trừ sâu hơn nữa. Tag: phong chong moi cong trinh

Các nhà sản xuất thuốc trừ sâu trong nước bao gồm Cropchem, Ourro Fino hay các gã khổng lồ hóa chất quốc tế như Monsanto, BASF hay Sumitomo cũng giành được những giấy phép mới.

Quốc gia màu mỡ này đang ngập tràn trong hóa chất. Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp Quốc, lượng thuốc trừ sâu mà Brazil sử dụng đã tăng 770% trong giai đoạn từ 1990 đến 2016. Nhưng Bộ Nông nghiệp nước này cho biết Brazil xếp thứ 44 thế giới về lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên mỗi ha đất, và là vì một quốc gia nhiệt đới, việc so sánh dữ liệu sử dụng thuốc trừ sâu với các khu vực ôn đới khác là "không công bằng".

Trong bản báo cáo an toàn thực phẩm mới nhất của mình, cơ quan giám sát sức khỏe của Brazil, Anvisa đã phát hiện 20% mẫu xét nghiệm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu trên mức cho phép hoặc có chứa những loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng. Đấy là còn chưa kể đợt xét nghiệm lần này không lấy mẫu glyphosate - loại thuốc diệt cỏ bán chạy nhất ở Brazil nhưng bị cấm ở hầu hết quốc gia khác.

"Con người đang bị đầu độc"

Các tổ ong im lặng, theo các nhà khoa học, là lời cảnh báo cho tình trạng sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu.

"Cái chết của những con ong là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị đầu độc", ông Carlos Alberto Bastos, chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Liên bang Brazil, nhận định.

Nông nghiệp đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Brazil, chiếm khoảng 18% GDP nền kinh tế nước này. Sức ảnh hưởng của ngành, từ văn hóa đến chính trị, là vô đối so với các ngành kinh tế khác. Các nhà sản xuất nông nghiệp lớn tài trợ cho những nhóm nhảy samba, một hệ thống trường học quy mô quốc gia, họ cũng chính là nhóm vận động có ảnh hưởng nhất trong quốc hội.

Cũng giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Bolsonaro được bầu lên với sự ủng hộ nhiệt thành từ nhóm các nhà sản xuất nông nghiệp. Ông từ lâu đã bày tỏ thái độ coi thường các mối quan tâm về môi trường.

"Đây là chính phủ của các bạn", ông Bolsonaro từng nói vậy với các nhà lập pháp từ những tổ chức nông nghiệp và chính quyền của ông đã nới lỏng các quy định về hóa chất cho ngành công nghiệp này. Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Khoảng 40% thuốc trừ sâu được sử dụng ở Brazil là thuộc loại "rất độc hại hoặc cực kỳ độc hại", tổ chức Hòa bình Xanh cho biết. 32% trong số này bị cấm sử dụng trong khu vực Liên minh châu Âu.

Bộ Y tế Brazil báo cáo về 15.018 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ sâu xảy ra trong năm 2018, nhưng thừa nhận rằng con số thực tế có thể cao hơn.

Một trong số những nạn nhân là Andresa Batista, một bà mẹ 30 tuổi của 3 đứa con. Vào tháng 3/2018, cô đã đi hái đậu nành trên một trong những đồn điền trên vùng đồng bằng xung quanh thủ đô Brasilia. Một lúc sau khi bắt đầu công việc, Batista cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và rồi bất tỉnh sau đó.

Việc chính phủ Brazil nới lỏng các quy định về sử dụng thuốc trừ sâu đã khiến cho dân số loài ong bị suy giảm đột ngột, đe dọa hệ sinh thái ở quốc gia nhiệt đới này.
Trong khi hàng nghìn những đám cháy rừng nhỏ lẻ vẫn diễn ra ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon, Brazil đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hệ sinh thái khác: những tổ ong trống rỗng. Đầu năm nay, những người nuôi ong ở quốc gia này cho biết họ mất khoảng 500 triệu con ong mật chỉ trong vòng 3 tháng.

Mọi thứ diễn ra quá nhanh, với quy mô khủng khiếp, là phần tiếp theo trong sự suy tàn của loài ong, vốn đã bắt đầu từ năm 2006 ở Bắc Mỹ và châu Âu. Điều khác biệt là ở Bắc Mỹ, số lượng ong giảm dần, trong khi tại Brazil, những con ong lăn đùng ra chết khi đang bay.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này ở Brazil chính là thuốc trừ sâu. Chính phủ Brazil đã nới lỏng các quy định về sử dụng thuốc trừ sâu trong thời gian gần đây, khiến cho loài ong phải tiếp xúc nhiều hơn với liều lượng hóa chất độc hại.

Gần 300 sản phẩm thuốc trừ sâu mới đã được cho phép bán ra thị trường kể từ đầu năm, bao gồm cả những dòng sản phẩm được biết đến là gây nguy hại cho ong, vốn bị kiểm soát chặt chẽ ở những quốc gia khác.

"Ngay sau khi những con ong còn khỏe thu dọn xác của những con bị chết đi, chúng cũng bị nhiễm bệnh. Và chúng bắt đầu chết với số lượng lớn", ông Machado, Phó chủ tịch Hiệp hội Nuôi ong Rio Grande do Sul, cho biết.

Việc những con ong lăn ra chết đặt ra câu hỏi về việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu trong ngành nông nghiệp Brazil, và liệu những hóa chất độc hại này có khả năng đi tới cơ thể con người qua đường ăn uống hay không. Tag: cach diet con trung trong nha

Hầu hết số ong chết có dấu hiệu của việc nhiễm độc Fipronil, một loại thuốc diệt côn trùng mà Liên minh châu Âu cấm sử dụng, trong khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) phân loại Fipronil là chất có khả năng gây ung thư ở người.

Kể từ khi Tổng thống Jair Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1, Brazil đã cho phép bán ra thị trường 290 loại thuốc trừ sâu, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và một dự luật tại quốc hội sẽ nới lỏng các quy định về thuốc trừ sâu hơn nữa.

Các nhà sản xuất thuốc trừ sâu trong nước bao gồm Cropchem, Ourro Fino hay các gã khổng lồ hóa chất quốc tế như Monsanto, BASF hay Sumitomo cũng giành được những giấy phép mới.

Quốc gia màu mỡ này đang ngập tràn trong hóa chất. Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp Quốc, lượng thuốc trừ sâu mà Brazil sử dụng đã tăng 770% trong giai đoạn từ 1990 đến 2016. Nhưng Bộ Nông nghiệp nước này cho biết Brazil xếp thứ 44 thế giới về lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên mỗi ha đất, và là vì một quốc gia nhiệt đới, việc so sánh dữ liệu sử dụng thuốc trừ sâu với các khu vực ôn đới khác là "không công bằng".

Trong bản báo cáo an toàn thực phẩm mới nhất của mình, cơ quan giám sát sức khỏe của Brazil, Anvisa đã phát hiện 20% mẫu xét nghiệm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu trên mức cho phép hoặc có chứa những loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng. Đấy là còn chưa kể đợt xét nghiệm lần này không lấy mẫu glyphosate - loại thuốc diệt cỏ bán chạy nhất ở Brazil nhưng bị cấm ở hầu hết quốc gia khác.

"Con người đang bị đầu độc"

Các tổ ong im lặng, theo các nhà khoa học, là lời cảnh báo cho tình trạng sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu.

"Cái chết của những con ong là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị đầu độc", ông Carlos Alberto Bastos, chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Liên bang Brazil, nhận định.

Nông nghiệp đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Brazil, chiếm khoảng 18% GDP nền kinh tế nước này. Sức ảnh hưởng của ngành, từ văn hóa đến chính trị, là vô đối so với các ngành kinh tế khác. Các nhà sản xuất nông nghiệp lớn tài trợ cho những nhóm nhảy samba, một hệ thống trường học quy mô quốc gia, họ cũng chính là nhóm vận động có ảnh hưởng nhất trong quốc hội.

Cũng giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Bolsonaro được bầu lên với sự ủng hộ nhiệt thành từ nhóm các nhà sản xuất nông nghiệp. Ông từ lâu đã bày tỏ thái độ coi thường các mối quan tâm về môi trường.

"Đây là chính phủ của các bạn", ông Bolsonaro từng nói vậy với các nhà lập pháp từ những tổ chức nông nghiệp và chính quyền của ông đã nới lỏng các quy định về hóa chất cho ngành công nghiệp này.

Khoảng 40% thuốc trừ sâu được sử dụng ở Brazil là thuộc loại "rất độc hại hoặc cực kỳ độc hại", tổ chức Hòa bình Xanh cho biết. 32% trong số này bị cấm sử dụng trong khu vực Liên minh châu Âu.

Nguồn: news.zing.vn/500-trieu-con-ong-da-chet-o-brazil-trong-vong-3-thang-qua-post984562.html