Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy cho các tòa nhà cao tầng
Hệ thống điện cần phải được lắp đặt, sử dụng đúng kỹ thuật, tuyệt đối không được tự ý lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện, lắp đặt các thiết bị bảo vệ, ngắt tự động khi có sự cố chập điện xảy ra… Ngoài ra, không để các thiết bị điện sinh nhiệt lên bếp điện hay quạt sưởi ấm… gần những đồ dùng bằng vật liệu dễ cháy.

Đối với những căn hộ sử dụng bếp ga cần chú ý khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp khóa van bếp mà quên không khóa van bình gas. Nếu ngửi thấy mùi khí gas thì cần báo cho mọi thành viên trong gia đình, không nên bật công tắc điện, hay bất cứ thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà mở cửa để thông gió, kiểm tra cụm van, bình gas…

Nếu các gia đình đốt hương, thờ cúng vào những ngày lễ, Tết thì cần tránh xa những nơi có chứa chất gây cháy nổ.

Khi phát hiện ra đám cháy, những người làm việc, sống trong tòa nhà cao tầng, khu chung cư cần:

- Báo động cho mọi người trong căn hộ biết đang xảy ra sự cố cháy nổ để thoát nạn ra ngoài và cùng hợp sức để dập tắt đám cháy.

- Báo động cháy cho toàn bộ tòa nhà bằng cách ấn nút hệ thống báo cháy tự động.

- Ngay lập tức cắt nguồn điện trong căn hộ, cắt nguồn cấp gas vào căn hộ nếu có.

- Hướng dẫn các thành viên trong gia đình thoát nạn ra theo lối cầu thang thoát nạn.

- Phối hợp chữa cháy và thoát nạn theo hướng dẫn của đội PCCC của cơ sở tòa nhà.

Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở khi có cháy:
- Đảm bảo an toàn cho những người tham gia chữa cháy, ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở, đặc biệt là hệ thống chữa cháy đã được lắp đặt tại cơ sở.

- Khi tham gia chữa cháy cần chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ở bên ngoài nhà qua ban công.
Nguồn: https://pcccantam.com/phong-chay-chu...-cao-tang.html
Xem thêm: phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư