Gián Đức liên quan đến sự bùng phát bệnh tật. Chúng không chỉ gây bệnh tiêu chảy, kiết lỵ mà còn chứa chất gây dị ứng, mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.

Những ngày qua, nhiều hộ gia đình tại TP.HCM và Hà Nội hốt hoảng với loài gián Đức xâm nhập vào Việt Nam rất khó tiêu diệt, gây tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Mỗi năm, gián cái có thể đẻ 10.000 trứng.

Gián Đức là loài gián phổ biến nhất trên thế giới. Con trưởng thành có màu nâu nhạt với hai sọc tối, gần như song song, nằm trên lưng, phía đầu. Gián Đức cái có xu hướng sẫm màu hơn con đực. May mắn, dù gián Đức có cánh, chúng hiếm khi bay, thay vào đó, chúng chạy rất nhanh.

Một con gián Đức cái đẻ từ 35-40 trứng và trong hai tháng, trứng sẽ phát triển thành gián trưởng thành. Một năm gián Đức đẻ đến 10.000 trứng.

Gián Đức còn liên quan đến sự bùng phát bệnh tật. Chúng không chỉ gây bệnh tiêu chảy, kiết lỵ mà còn chứa chất gây dị ứng, mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.

Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng loài gián này góp phần lây lan ít nhất 33 loại vi khuẩn, sáu loại giun ký sinh và ít nhất 7 loại mầm bệnh khác ở người. Tag: phong chong moi cong trinh


Dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của gián Đức

Gián Đức ưa thích những nơi ấm áp (khoảng 21°C) và ẩm ướt. Chúng thường được tìm thấy trong môi trường nhà bếp và nhà tắm, khu rác thải. Chúng tiêu thụ mọi loại thực phẩm, bìa sách, xà phòng, keo và kem đánh răng. Do đó, bạn dễ dàng nhận biết chất thải của gián ở nơi chúng lui tới thường xuyên.

Chất thải của gián trông giống như những vụn tiêu nhỏ, rơi trên mặt bàn, trong ngăn kéo, hoặc các đốm đen, vết bẩn ở các góc phòng, dọc theo cạnh cửa hoặc xung quanh các vết nứt nhỏ trên tường. Ngoài ra, gián cái có thể bỏ lại bọc trứng ở gần nơi sinh sống.

Gián Đức là những kẻ “xin đi nhờ” chuyên nghiệp, tìm đường len lỏi vào các cấu trúc mới bằng cách chui vào túi mua hàng, hộp các-tông, thùng đựng đồ uống và các thiết bị cũ như tủ lạnh, tivi, lò vi sóng...

Khi quần thể gián Đức đạt số lượng lớn, chúng có thể phát ra mùi hôi nhẹ, hơi cay.

Gián “tây” khác gì so với gián “ta”?

Gián châu Á và gián Đức có nét tương tự về ngoại hình. Khác biệt chính giữa hai loài gián nằm ở kích thước và hành vi của chúng.

Gián Đức được biết đến như một loài gây hại cho các cấu trúc, thường cư ngụ ở những khu vực có độ ẩm và nhiệt độ cao, còn gián châu Á thường được tìm thấy ngoài trời.

Ngoài ra, gián “ta” cực kỳ đáng sợ với khả năng bay, trong khi gián Đức hiếm khi sử dụng đôi cánh để bay và thích chạy trốn khỏi nguy hiểm. Gián Đức khó tiêu diệt hơn gián ta. Tag: diet chuot sieu thi nha hang


Phòng tránh gián Đức bằng cách nào?

- Loại bỏ thùng rác trong nhà hoặc giữ chúng trống, sạch sẽ;

- Hãy chắc chắn rằng thức ăn không vướng lại ở giỏ chặn rác;

- Đậy kín các hộp đựng thực phẩm;

- Giữ bát đĩa sạch, không dính thức ăn thừa;

- Tất cả các thiết bị nhà bếp (lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh và bếp) nên được lau dọn sạch sẽ, không có vụn thức ăn và vết dầu mỡ;

- Cất và dọn thức ăn thừa của vật nuôi;

- Không để thức ăn ngoài trời;

- Quét hoặc hút bụi quanh nhà để làm sạch các hạt, vụn thực phẩm;

- Loại bỏ các chai nước ngọt rỗng, túi giấy và hộp các-tông.

Làm sao diệt trừ gián Đức hiệu quả

Cách nhanh nhất để diệt gián Đức là sử dụng mồi gel, bẫy gián, chất kiểm soát tăng trưởng côn trùng (IGR) và bẫy pheromone cho khu dân cư hay khu thương mại. Tuy nhiên, khả năng kháng hóa chất trong mồi của gián là hoàn toàn có thể xảy ra. Sau đây là một số lựa chọn tương đối hữu hiệu:

- Thuốc xịt côn trùng nhưng không chứa chất đuổi côn trùng, vì gián có thể phát hiện và trốn mất. Mồi gel đem đến kết quả nhanh hơn bẫy mồi. Bẫy mồi thường chỉ dùng để dự phòng trong thời gian dài sau khi sử dụng mồi gel.

- Lau chùi các khu vực hoạt động của gián bằng dung dịch giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:1. Khi tiếp xúc với giấm, gián Đức sẽ chết ngạt. Bạn cũng có thể phun dung dịch vào những khu vực bị gián sinh sống để loại bỏ chúng.

- Baking soda (bột nở) thường dùng trong nấu ăn có thể giết chết gián Đức. Trộn baking soda và đường hạt theo tỷ lệ bằng nhau và đặt “combo sát thủ” này vào những khu vực có gián. Trong vòng 3 đến 4 ngày, bạn sẽ thấy dân số gián giảm mạnh.

- Thường sử dụng cho việc làm sạch quần áo, borax (muối của axit boric) có thể gây tử vong cho gián. Khi gián ăn bột borax, hóa chất có thể phá vỡ hệ thống tiêu hóa của chúng, gây tử vong ngay lập tức. Nên trộn đường với borax theo tỷ lệ 1:1 hoặc rắc borax vào các khu vực gián sinh sống trong nhà bạn. Ngoài borax, axit boric cũng diệt gián theo cách tương tự. Tag: cach diet con trung trong nha

- Trong phòng tắm, bạn có thể sử dụng Listerine để diệt gián. Thế mạnh của sản phẩm nằm ở các loại tinh dầu bên trong như tinh dầu bạc hà, thymol và eucalyptol. Những loại dầu này có khả năng chống côn trùng tuyệt vời và còn đem đến hương thơm dễ chịu khi sử dụng.

- Trong nhiều thế kỷ nay, bạc hà mèo (catnip) là sản phẩm tuyệt vời trong việc loại bỏ gián. Chất Nepetactone trong lá catnip hoạt động như lớp bảo vệ chống côn trùng. Sử dụng một nắm lá cho 2 cốc nước, đun lá sôi trong khoảng mười phút và giữ dung dịch trong tủ lạnh. Phun sản phẩm ở những khu vực mà hầu hết các loài gián sinh sống sẽ giúp đuổi chúng đi nhanh chóng.

- Tương tự, lá nguyệt quế (bay leaf) nghiền vụn cũng là một sản phẩm chống gián rất hiệu quả và an toàn cho nhà bếp.

- Mùi của trái cây họ chanh, cam giúp đẩy lùi gián, bạn có thể thực hiện nhiều cách để tận dụng chúng. Chẳng hạn như dùng nước chanh xịt vào những khu vực khó tiếp cận trong nhà nơi gián trú ngụ hay nghiền vỏ chanh, quýt, bưởi và rải quanh nhà.

- Giống như người, gián cũng “ghiền” cà phê, bạn có thể dùng bã cà phê làm bẫy gián rất hiệu quả. Hãy đổ bã cà phê vào lọ và thêm nước để những con gián rơi vào chết đuối. Vì gián có thể sống trong nước đến tận 30 phút, nếu bạn lo ngại chúng bò ra khỏi bình, hãy bôi lên thành lọ một ít Vaseline để giảm ma sát.

Nguồn: phunuonline.com.vn