Có nhiều bà mẹ thường gộp suy dinh dưỡng và còi xương là một bệnh, cứ thấy trẻ thấp bé và nhẹ cân hơn bình thường là bảo cháu bị còi xương suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau. Có trẻ bụ bẫm ăn ngủ tốt (không suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Mặt khác, nhiều trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng nhưng không hề bị còi xương.

Phân biệt 2 loại bệnh
Trẻ sinh dinh dưỡng
Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng . Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm theo bệnh còi xương hoặc không.


Trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương là do cơ thể thiết hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và photpho. Nguyên nhân chính là do không cung cấp đủ nhu cầu về canxi và photpho nhu cầu phát triển dẫn đến có tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.
Những dấu hiệu ở trẻ còi xương
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Điều trị còi xương bằng cách nào
Bệnh còi xương có thể điều trị bằng cách tắm nắng đúng cách và uống bổ sung vitamin D.
Và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D như các loại dầu cá, trứng, gan động vật, đặc biệt là gan các loại cá biển như cá thu, cá trích.


Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương thường chứa một lượng rất ít vitamin D. Trong sữa bò chứa khoảng 10 IU/lít, sữa mẹ: dưới 50 IU/lít, lượng vitamin D trong ngũ cốc, rau quả không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu vitamin D khuyến nghị dành cho trẻ em là từ 1000-4000 IU/ngày, tuỳ từng độ tuổi. Do vậy, đặc biệt với những trẻ đẻ thiếu tháng, những trẻ bú mẹ hoàn toàn, không có điều kiện tắm nắng hoặc có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng nên được bổ sung thêm vitamin D hằng ngày.

Thời điểm phù hợp nhất để tắm nắng là buổi sáng từ 7-8 giờ sáng và buổi chiều tối từ 4-5 giờ chiều, tránh khi nắng gắt. Mỗi ngày tắm khoảng 20-30 phút, khi tắm cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt và đầu.

Để được hỗ trợ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương hãy truy cập website: viamclinic.vn

View more random threads: