5. Nắm rõ quy tắc nói trong tiếng trung
Quy tắc nói trong tiếng trung
Trong tiếng trung âm điệu có lẽ là phần cơ bản nhất. Bạn nên bắt đầu bằng việc tập chung vào phiên âm.
Trong đó, Phiên âm=Nguyên âm + Phụ âm + Dấu (Vận Mẫu + Thanh mẫu + Thanh Điệu)
Về phiên âm tiếng Trung khá giống với tiếng Việt.
Thời gian bạn nên giành để học phiên âm là khoảng 1 – 2 tuần.
Xem thêm:


VẬT MẪU (NGUYÊN ÂM)
Trong tiếng trung gồm có 35 nguyên âm (gọi là vận mẫu)
THANH MẪU (PHỤ ÂM)
Trong tiếng trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu câu.
HỆ THỐNG THANH ĐIỆU (DẤU)
Trong tiếng trung gồm 4 thanh điệu (dấu)
LƯU Ý: Phiên âm còn gọi khác là Bính Âm Hán Ngữ hoặc Pinyin
6. Hệ thống chữ viết
Hệ thống chữ viết tiếng trung
- 8 nét cơ bản trong tiếng trung
- Quy tắc chính khi viết tiếng trung
- Quy tắc bổ sung khi viết tiếng trung
- Các nét viết cơ bản của chữ Hán
Sau khi học phiên âm xong, việc tiếp theo cần phải làm là nắm chắc được hệ thống chữ viết. Trong tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản và 8 quy tắc chính.
Để học tiếng trung cơ bản nhanh thì bắt buộc phải nắm được các quy tắc đó.

6.1 Những nét cơ bản trong tiếng trung
- Nét ngang: Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải
- Nét sổ thẳng: Nét thẳng đừng, kéo từ trên xuống dưới
- Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
- Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
- Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
- Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
- Nét gập: có một nét gập giữa nét.
- Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
6.2 Quy tắc viết tiếng trung
- Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau.
- Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau.
- Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.
- Quy tắc 4: Trái trước phải sau.
- Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau.
- Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.
- Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.